Trong y học hiện đại, sử dụng thuốc tránh thai là một trong những phương pháp làm giảm đau bụng kinh nhiều người áp dụng. Vậy thuốc tránh thai giúp giảm đau bụng kinh như thế nào, thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ gì và cần sử dụng ra sao? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh là cơn đau vùng bụng dưới trong thời gian hành kinh, được chia thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát là cơn đau sinh lý. Cơ chế gây đau được hiểu là trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tăng cường sản sinh prostaglandin - Hormone kích thích sự co bóp của các cơ tử cung. Nồng độ hormone này càng cao, tử cung co bóp càng mạnh, chứng đau bụng kinh càng nghiêm trọng.
Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau do tác động của một số bệnh lý vùng chậu gây ra. Những bệnh lý tiềm ẩn có thể gây đau bụng kinh dữ dội là:
- Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng các mô lạc nội mạc phát triển ở những bộ phận khác bên ngoài tử cung như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang,…
- U xơ tử cung: Là những khối u lành tính trong thành tử cung, xuất hiện do sự tăng trưởng bất thường của các mô cơ tử cung, có thể dao động về số lượng, kích thước và vị trí.
- Bệnh viêm vùng chậu: Đây là bệnh lý nhiễm trùng vùng chậu, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra.
- Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung quá hẹp cản trở kinh nguyệt chảy ra ngoài, khiến máu kinh ứ đọng, gây đau tức vùng bụng dưới, thậm chí viêm nhiễm.
Theo các chuyên gia phụ khoa, nguyên nhân cốt lõi gây ra đau bụng kinh là do khí huyết ứ trệ, hệ miễn dịch suy giảm. Muốn giảm đau bụng kinh thì cần phải tác động được vào nguyên nhân gây đau bụng kinh. Vậy thuốc tránh thai có giúp giảm đau bụng kinh không?
Giảm đau bụng kinh bằng thuốc tránh thai có hiệu quả không?
Bạn đã bao giờ nghe thuốc tránh thai làm giảm đau bụng kinh chưa? Chắc chắn là có rồi đúng không? Việc đau bụng kinh uống thuốc tránh thai đã được nhiều người sử dụng. Theo một tài liệu của Thư viện Cochrane của Mỹ năm 2009, thuốc tránh thai được cho là có khả năng làm giảm lượng prostaglandin, từ đó giúp lưu lượng máu và cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Ngoài tài liệu trên, kết quả nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, thuốc tránh thai có giảm đau bụng kinh hiệu quả, kể cả uống theo chu kỳ hay uống hàng ngày.
Thuốc tránh thai giúp làm giảm đau bụng kinh
Hầu hết các loại thuốc tránh thai là thuốc kết hợp, tức là dạng tổng hợp của nội tiết tố nữ estrogen và progesteron. Những hormon này giúp tránh thai bằng cách ngăn ngừa sự rụng trứng, phát triển và giải phóng trứng. Các hormon này làm nhiều chất nhầy tử cung, khiến tinh trùng khó tiếp cận với trứng hơn. Bên cạnh đó, chúng còn tác động lên lớp niêm mạc tử cung, làm thay đổi và cản trở sự cấy ghép của phôi.
Theo chuyên gia, uống thuốc tránh thai có giảm đau bụng kinh và ngăn ngừa việc mang thai. Trong trường hợp bạn quên uống thuốc thì có thể làm cho nồng độ hormone estrogen thay đổi. Vì vậy, Khi uống thuốc tránh thai không đều đặn có thể làm bạn bị rối loạn kinh nguyệt.
Sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh cần lưu ý gì?
Khi uống thuốc tránh thai, bạn có thể bị một số tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, thay đổi cân nặng, căng tức ngực. Ngoài ra, như đã nói trên, thuốc tránh thai có thể làm rối loạn kinh nguyệt, sản sinh cục máu đông gây đột quỵ não,...
Thuốc tránh thai giảm đau bụng kinh nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ
Vì vậy, khi sử dụng thuốc tránh thai giảm đau bụng kinh, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ. Sau khi uống, nếu bạn bị đau quặn vùng bụng dưới một cách đột ngột và dữ dội, hãy tới bệnh viện ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Bạn phải hết sức cảnh giác nếu cơn đau bụng kinh đi kèm với các triệu chứng như chảy máu, chóng mặt, sốt,... Đây có thể là triệu chứng của tình trạng mang thai ngoài tử cung hoặc vỡ u nang buồng trứng.
Các biện pháp khác giúp giảm đau bụng kinh
Ngoài sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh thì còn có các thuốc khác để giảm cơn đau bụng kinh như: NSAID, thuốc chống co thắt cơ trơn, paracetamol,...
Thuốc NSAID
Đau bụng kinh có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau ngay khi bắt đầu có kinh. Nó hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin, dẫn đến làm giảm sản sinh prostaglandin. Vì vậy, khi nồng độ prostaglandin thấp thì sẽ làm dịu các cơn đau bụng kinh. Nhóm thuốc này khi sử dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, lâu dài có thể gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng.
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng NSAIDs để giảm đau bụng kinh
Thuốc chống co thắt cơ trơn tử cung
Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do cơn co thắt tử cung nên các thuốc làm giãn cơ có tác dụng trong điều trị đau bụng kinh. Tuy nhiên, các thuốc chống co thắt như hyoscine, alverin,... có thể gây ra khô miệng, rối loạn tiêu hóa.
Thuốc giảm đau Paracetamol được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh
Paracetamol thường được sử dụng trong trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng. Nó hoạt động cũng giống như NSAIDs. Tác dụng phụ có thể là buồn nôn, ảnh hưởng dạ dày, tá tràng. Có thể phối hợp paracetamol và caffeine giúp giảm đau mạnh hơn, nhưng cần có chỉ định của bác sĩ.
Những cách giúp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc
Trước khi sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị không liên quan đến thuốc như:
Chườm nóng
Chườm ấm bụng bằng một chai nước nóng hoặc miếng đệm sưởi trên bụng dưới của bạn có thể làm giảm đau bụng kinh. Chườm nóng là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả, gây cảm giác dễ chịu và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn.
Uống trà thảo mộc
Nghiên cứu về các loại trà thảo mộc để giảm đau bụng kinh rất khan hiếm, trà thảo mộc được sử dụng để giảm đau bụng kinh từ thời xưa. Trà hoa cúc và bạc hà có tác dụng cải thiện tâm trạng, làm dịu cơn đau. Ngoài ra, còn các loại lá như gừng, thì là,... cũng được sử dụng để hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh.
Uống trà thảo mộc hàng ngày giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Sản phẩm thảo dược - Hỗ trợ giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả
Ngoài chườm nóng, uống trà thảo mộc và thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh thì bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ điều trị đau bụng kinh được hiệu quả hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra N-acetyl-L-cysteine có thể làm giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, sản phẩm còn có các thành phần như đan sâm, đương quy, sài hồ bắc, nga truật giúp bổ huyết, lưu thông khí huyết. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt và lạc nội mạc tử cung.
Thuốc tránh thai làm giảm đau bụng kinh nhưng nó cũng gây nhiều tác dụng phụ. Trước tiên, bạn hãy sử dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. Nếu không hiệu quả thì có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với sản phẩm thảo dược có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine để đạt hiệu quả tốt hơn.
Nếu bạn còn có băn khoăn gì về tình trạng đau bụng kinh, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.
Việt Kiều
Tài liệu tham khảo:
https://healthland.time.com/2012/01/20/birth-control-pills-provide-real-relief-from-menstrual-pain/