Các loại thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến

Đau bụng kinh ngày càng phổ biến ở nữ giới, đó là những cơn đau do các cơn co thắt tử cung. Đau bụng kinh nguyên phát đề cập đến cơn đau tái phát, trong khi đau bụng kinh thứ phát là kết quả của rối loạn hệ thống sinh sản. Cả 2 loại này đều có thể điều trị được. Sau đây là một số thuốc dùng để điều trị đau bụng kinh mà bạn cần biết.

dau-bung-kinh-noi-am-anh-cua-nhieu-ngươi

Đau bụng kinh - Nỗi ám ảnh của nhiều người

Đau bụng kinh có nên sử dụng thuốc không?

Đau bụng kinh là hiện tượng rất nhiều người mắc phải khi chu kỳ kinh nguyệt đến. Có người chỉ bị đau âm ỉ, cơn đau nhanh kết thúc nhưng có những người lại phải đối mặt với các cơn đau bụng kinh dữ dội.

Khi tới kỳ kinh nguyệt, prostaglandin được kích thích giải phóng. Đây là một chất có thể khiến các cơ trơn tử cung co bóp mạnh hơn nhằm đẩy lớp niêm mạc ra bên ngoài. Không phải người phụ nữ nào cũng bị đau bụng kinh. Mức độ đau tùy thuộc vào lượng prostaglandin được giải phóng. Ngoài ra, đau bụng kinh có thể do các bệnh lý khác gây nên như u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung. Theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi của đau bụng kinh là do khí huyết ứ trệ, máu kém lưu thông nên tử cung bắt buộc phải co bóp mạnh hơn để tống niêm mạc ra bên ngoài.

Việc có nên uống thuốc trị đau bụng kinh không thì còn tùy thuộc vào mức độ đau của mỗi người. Nếu cơn đau bụng kinh của bạn nhẹ, vẫn chịu đựng được và không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì nên sử dụng các cách giảm đau bụng kinh tại nhà, chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Còn nếu bạn đau bụng kinh dữ dội, cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống thì việc sử dụng thuốc là điều cần thiết.

co-rat-nhieu-thuoc-tren-thi-truong-dung-de-dieu-tri-dau-bung-kinh

Có rất nhiều thuốc trên thị trường dùng để điều trị đau bụng kinh

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trên thị trường dùng để chữa đau bụng kinh do bác sĩ kê đơn hoặc các bài thuốc đông y, sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tùy theo từng mức độ đau mà bạn sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc nào cho phù hợp.

>>>XEM THÊM: Đau bụng kinh do đâu và cách cải thiện từ thảo dược

Cơ chế hoạt động của thuốc chữa đau bụng kinh là gì?

Mức độ đau bụng kinh có thể là nhẹ, vừa, đau nhiều và dữ dội. Mọi người thường chọn uống thuốc giảm đau bụng kinh khi cơn đau dữ dội, đau quặn và kéo dài, để giúp làm dịu các cơn đau đó lại.

Nguyên nhân của cơn đau là do tử cung co thắt và mức độ lượng prostaglandin cao. Vì vậy, muốn làm giảm cơn đau bụng kinh thì thuốc giảm đau bụng kinh phải tác động được vào 2 yếu tố này:

  • Làm giãn cơ tử cung sẽ giúp giảm cơn co thắt tử cung quá mức. Thuốc giãn cơ hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholine, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh.

  • Ức chế tổng hợp prostaglandin (PG), từ đó làm giảm hàm lượng hormone prostaglandin, giảm kích thích cơ trơn tử cung, dẫn đến làm giảm cơn đau bụng kinh của bạn.

Các loại thuốc chữa đau bụng kinh hiện nay 

Đau bụng kinh được điều trị bằng nhiều loại thuốc trên thị trường, có thể là thuốc tây y, thuốc đông y, hay một số sản phẩm từ thảo dược. Việc sử dụng thuốc phụ thuộc vào mức độ đau và tính nghiêm trọng của cơn co thắt tử cung.

Thuốc chữa đau bụng kinh tây y

Sau đây là một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị đau bụng kinh theo tây y.

Thuốc chữa đau bụng kinh bằng cách ức chế hormone prostaglandin

Có một số loại thuốc thường gặp như: Acid mefenamic, acetaminophen, ibuprofen, natri naproxen sodium, diclofenac sodium. Đây là nhóm thuốc chống viêm, giảm đau và không gây nghiện được áp dụng đầu tiên trong điều trị đau bụng kinh.

nsaids-giup-giam-dau-bung-kinh-tuc-thoi

NSAIDs giúp giảm đau bụng kinh tức thời

Nhóm thuốc này được sử dụng để ức chế tổng hợp prostaglandin, làm giảm nồng độ prostaglandin trong cơ thể, từ đó giúp cơ trơn tử cung co giãn ra, co bóp nhẹ nhàng hơn, làm giảm đau bụng kinh.

Khi sử dụng các loại thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin có thể bị một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, đặc biệt là có thể bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Không được chỉ định các thuốc trên trong trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc đau bụng kinh kèm theo viêm loét dạ dày, tá tràng, suy gan.

Thuốc điều trị đau bụng kinh bằng cách làm giãn cơ trơn tử cung

Thuốc làm giãn tử cung gồm một số loại thuốc như alverin citrate, drotaverine hydrochlorife. Nhóm này có tác dụng lên cơ tử cung và làm giãn cơ tử cung, vì vậy có thể sử dụng thuốc này trong điều trị đau bụng kinh.

Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc uống điều trị đau bụng kinh bằng cách giãn cơ tử cung là khô miệng, bí tiểu hoặc tiểu tiện nhiều lần trên ngày, choáng váng, mệt mỏi.

thuoc-dieu-tri-dau-bung-kinh-co-the-gay-ra-nhieu-tac-dung-phu

Thuốc điều trị đau bụng kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Thuốc chữa đau bụng kinh bằng cách kiểm soát nội tiết tố nữ

Các thuốc kiểm soát nội tiết tố nữ như dydrogesterone, lynestrenol,... là sự kết hợp của các loại hormone tổng hợp, rất cần thiết giúp duy trì sự khỏe mạnh của tử cung ở người phụ nữ.

Nhóm thuốc này có tác dụng cân bằng và bổ sung sự thiếu hụt của hormone progesterone ở cơ thể nữ giới, làm bong tróc lớp lót tử cung và điều hòa kinh nguyệt. Từ đó làm giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, nhóm này còn được dùng để điều trị đau bụng kinh liên quan đến một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung.

Nhóm thuốc kiểm soát nội tiết tố nữ có thể làm xuất hiện tình trạng nhức đầu, chóng mặt buồn nôn và các phản ứng phụ trên da.

Một số loại thuốc khác được sử dụng để chữa đau bụng kinh

Ngoài các nhóm thuốc uống trị đau bụng kinh ở trên thì sau đây là một số thuốc cũng được dùng phổ biến.

Paracetamol: Là thuốc dược dùng để giảm đau, hạ sốt. Paracetamol được biết đến với hiệu quả giảm đau nhanh và giảm co thắt nên cũng có thể sử dụng trong điều trị đau bụng kinh.

Thuốc tránh thai: Giúp cho hormon ở trạng thái cân bằng, cơ thể giảm tiết hormone prostaglandin, vì vậy giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

thuoc-tranh-thai-giup-lam-giam-nong-do-prostaglandin

Thuốc tránh thai giúp làm giảm nồng độ prostaglandin

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa đau bụng kinh

Thuốc chữa đau bụng kinh tuy hiệu quả nhanh, tức thời nhưng bên cạnh đó có thể gây ra một số tác dụng phụ đi kèm. Vì vậy, để sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số bài thuốc chữa đau bụng kinh đông y 

Có rất nhiều người e ngại sử dụng thuốc tây vì nó đem lại nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, các bài thuốc đông y rất được họ quan tâm. Sau đây là một số bài thuốc đông y có tác dụng chữa đau bụng kinh.

Bài thuốc 1: Dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt và làm giảm đau bụng kinh

Chuẩn bị: Đan sâm, địa hoàng, đương quy mỗi loại 10g, hương phụ (6g), bạch thược, xuyên khung mỗi vị 5g. Sau đó cho các nguyên liệu trên vào 800ml nước, đun đến sôi thì hạ lửa nhỏ và đun thêm khoảng 25 phút để thuốc được cô đặc. Ngừng đun và chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày khi còn ấm.

Thuốc-đông-y-chữa-đau-bụng-kinh-hiệu-quả.jpg

Thuốc đông y chữa đau bụng kinh hiệu quả

Bài thuốc 2: Bài thuốc giảm đau bụng kinh ở phụ nữ

Chuẩn bị: Sinh địa, ngưu tất, đan sâm, xuyên khung mỗi vị 6g, chỉ xác 8g và cam thảo 4g. Cho tất cả các nguyên liệu vào 500ml nước, đun đến khi còn khoảng 200-300ml thì dừng. Bạn sắc uống ngày 2 lần, mỗi ngày 1 thang và dùng thuốc khi còn nóng sẽ giúp giảm đau bụng kinh.

>>>XEM THÊM: Top 3 bài tập yoga giúp giảm đau bụng kinh

Sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Việc sắc các bài thuốc đông y rất tốn thời gian, có một số người công việc rất nhiều, không có thời gian để sắc thì bạn có thể khảm khảo thêm sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine - Đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới có tác dụng lưu thông khí huyết, hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh, điều hòa rối loạn kinh nguyệt.

Với các thành phần cao đan sâm, cao đương quy, cao hương phụ, sản phẩm giúp nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng, kích thích sản sinh estrogen làm tăng cường nội tiết tố nữ.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn có N-acetyl-L-cysteine giúp cải thiện giảm đau bụng kinh và sự phát triển của lạc nội mạc tử cung.

Thực phẩm tốt và không tốt cho ngày “đèn đỏ”

Ngoài việc sử dụng thuốc chữa đau bụng kinh, các bạn cũng nên có một chế độ ăn hợp lý để hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Một số loại thức ăn, đồ uống mà bạn nên dùng trong những ngày đèn đỏ như rau xanh và các loại cây họ đậu, hoa quả, trứng, hải sản, yến mạch và trà gừng, trà quế. Bạn nên uống nước ấm, tắm nước ấm trong những ngày đèn đỏ.

Bạn cũng nên tránh các thực phẩm có tính hàn như bí đao, rong biển; Các đồ ăn mặn và dầu mỡ; Gia vị quá cay nóng và các chất kích thích để hạn chế sự co bóp của cơ trơn tử cung.

Bài viết trên là tất cả các thuốc đông y và tây y điều trị đau bụng kinh bạn có thể dùng để giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, các bạn không nên tự ý mua thuốc mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé. Để giảm đau hiệu quả các bạn có thể kết hợp một trong các phương pháp trên với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine trong quá trình điều trị. Nếu bạn đang có vấn đề gì về đau bụng kinh thì hãy để lại comment bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé!

Việt Kiều

Tài liệu tham khảo:

https://www.epainassist.com/opioid-treatment/medications/what-medicine-works-best-for-menstrual-cramps

https://www.goodrx.com/menstrual-pain/drugs

https://www.medconsumers.com/best-medicine-for-menstrual-cramps/

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline