7 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Đau bụng kinh do đâu?

Đau bụng kinh khiến cuộc sống của bạn ảnh hưởng không? Chắc chắn là có, vậy hãy tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau bụng kinh như thế nào nhé!

Trong kỳ kinh nguyệt để tống các niêm mạc ra ngoài thì cơ trơn tử cung phải co thắt. Prostaglandin là chất kích thích gây co thắt cơ tử cung nên dẫn đến cơn đau. Ngoài ra, đau bụng kinh có thể do các bệnh phụ khoa như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bệnh viêm vùng chậu,… Tuy nhiên, nguyên nhân của đau bụng kinh vẫn là do khí huyết kém lưu thông, suy giảm hệ miễn dịch.

Nguyen-nhan-sau-xa-cua-dau-bung-kinh-là-khi-huyet-u-tre

Nguyên nhân sâu xa của đau bụng kinh là khí huyết ứ trệ

Yoga có tác dụng gì trong việc cải thiện đau bụng kinh?

Nhiều chuyên gia cho rằng, tập yoga giảm đau bụng kinh và tốt cho sức khỏe bởi vì hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau, giúp ổn định và cải thiện tâm trạng.

Cơn đau bụng kinh thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, xương chậu và lưng dưới của bạn. Những khu vực này có thể được nhắm mục tiêu để giảm đau thông qua các tư thế yoga giảm đau bụng kinh nhất định. Khi tập yoga, những hormone (cortisol và epinephrine) giảm đau và hạnh phúc này lan truyền khắp cơ thể, bảo vệ các dây thần kinh và ngăn chặn tín hiệu đau đến não chúng ta. Hầu hết các cơn đau bụng kinh do tử cung co bóp. Các tư thế yoga phù hợp có thể giúp giảm co thắt tử cung để chấm dứt cơn đau. Sử dụng các tư thế yoga phù hợp không chỉ giảm đau bụng kinh, mà còn giúp giảm cả đau lưng và hông. Hãy tập các bài tập yoga này trong ngày đèn đỏ để giảm đau bụng kinh hiệu quả nhé!

7 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Đâu là tư thế yoga giảm đau bụng kinh phù hợp? Những bài tập yoga nào sẽ giúp giảm đau bụng kinh mỗi tháng? Dưới đây là 7 tư thế giảm đau bụng kinh mà bạn nên thử vào lần tới khi bị đau bụng kinh.

Tư thế con bướm

Bài tập yoga giúp giảm đau kinh nguyệt này giúp mở hông và vùng xương chậu, làm căng đầu gối, đùi và cơ háng trong quá trình này. Đầu tiên, bạn hãy ngồi trên sàn, khép đầu gối, đồng thời đưa hai lòng bàn chân vào nhau. Tiếp theo, kéo chân của bạn càng gần càng tốt, ngồi thẳng lưng và giữ vai về phía sau.

yoga-giup-ban-xoa-diu-con-dau-bung-kinh-va-cai-thien-tam-trang

Yoga giúp bạn xoa dịu cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng

Tư thế lạc đà

Bài tập yoga điều hòa kinh nguyệt có tác dụng kéo căng vùng bụng ra hoàn toàn. Cơ háng và cơ tử cung của bạn sẽ cảm nhận được lực kéo để giúp kết thúc các cơn co thắt. Bạn cũng có thể làm dịu một số cơn đau thắt lưng nhẹ. Thực hiện: Bạn quỳ thẳng lưng lên tấm thảm với hai đầu gối mở rộng theo hình chữ V khoảng 20cm, hai tay thả lỏng. Hít vào rồi dần dần ngả người về phía sau, đồng thời hai tay cũng đưa ra sau chạm vào gót bàn chân, đồng thời kết hợp đẩy hông về phía trước, đầu ngửa nhẹ ra phía sau, mắt hướng nhìn lên trên trần nhà và thở ra, sau đó hít thở đều đặn và giữ tư thế này trong khoảng 30-60 giây.

tư-the-yoga-lac-da-giup-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua

Tư thế yoga lạc đà giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Tư thế xoay người

Bài tập yoga trong kỳ kinh nguyệt này rất phù hợp cho những ngày đèn đỏ. Đây là bài tập giúp thư giãn các cơ trên cơ thể, bao gồm cả cơ tử cung để ngăn chặn chứng co bóp nhiều hơn. Tư thế xoay ngả người giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Bắt đầu nằm ngửa với toàn bộ cơ thể, kéo một chân qua và ngang cơ thể bạn, giữ đầu gối hơi cong. Bây giờ vặn phần trên cơ thể của bạn theo hướng ngược lại với phần lưng bị kéo qua, hai tay đặt ngang duỗi thẳng. Đồng thời quay đầu để nhìn theo hướng của tay, ngược lại với chân của bạn.

xoay-nguoi-tu-the-yoga-giup-giam-dau-bung-kinh

Xoay người - Tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh 

Tư thế cúi đầu 

Tư thế giảm đau bụng kinh này giúp làm dịu lo lắng, giảm táo bón và điều hòa  kinh nguyệt. 

Đầu tiên, bạn đứng trên thảm và dang 2 chân rộng bằng vai, sau đó hít sâu và từ từ đưa tay qua đầu với lòng bàn tay hướng vào nhau, giữ cho cơ thể là một đường thẳng. Tiếp tục thở ra rồi gập người về phía trước, giữ tư thế này trong 2 phút trong khi hít thở sâu. Sau đó, bạn đưa tay lên hông và từ từ đưa người về vị trí ban đầu.

tu-the-yoga-giup-ban-dieu-hoa-roi-loan-kinh-nguyet

Tư thế yoga giúp bạn điều hòa rối loạn kinh nguyệt

Tư thế trẻ em

Hãy thử tư thế yoga giảm đau bụng kinh này để giảm mệt mỏi, kéo dãn tốt cho cột sống và kích thích tiêu hóa.

  • Qùy xuống sàn và dang rộng hai đầu gối bằng hông.
  • Giữ đầu bàn chân của bạn đặt trên sàn và các ngón chân cái chạm vào nhau.
  • Hít vào khi bạn đưa cánh tay lên trên đầu. Sau đó, thở ra khi gập người về phía trước, đặt thân mình vào giữa hai đùi.
  • Từ từ tựa trán xuống sàn, giữ cho xương chậu vuông góc trên gót chân trong khi đảm bảo lưng thẳng khi bạn giữ tư thế yoga giảm đau bụng kinh này.

Tư thế con cá

Nếu bạn đang muốn kéo căng phần lưng trên và cổ thì hãy thử tư thế yoga giảm đau bụng kinh này nhé! 

Trước tiên bạn nằm ngửa, giữ chân thẳng và kéo hai bàn chân lại với nhau, đặt tay dưới đùi với lòng bàn tay hướng xuống sàn. Sau đó, nâng ngực lên và đưa đầu ra sau sao cho đỉnh đầu chạm sàn. Trọng lượng nên đặt trên khuỷu tay của bạn. Giữ nguyên tư thế này và hít thở bình tĩnh, sau đó đồng thời ra khỏi vị trí này vừa thở ra và lặp lại như vậy nhiều lần.

Tư thế cúi gập người về phía trước góc rộng khi ngồi

Để thực hiện tư thế giảm đau bụng kinh này, trước tiên bạn ngồi trên sàn và đảm bảo lưng thẳng. Sau đó, nhẹ nhàng duỗi thẳng hai chân của bạn ra trước mặt và đảm bảo rằng các ngón chân hướng lên trên. Giữ căng cơ bắp đùi, xương chậu, đồng thời cơ thể kéo lên và nhìn về phía trước. 

tu-the-yoga-giam-dau-bung-kinh-de-dang-ma-lai-hieu-qua

Tư thế yoga giảm đau bụng kinh dễ dàng mà lại hiệu quả

Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh an toàn, hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược 

Song song với các bài tập yoga giảm đau bụng kinh như trên thì để cải thiện tình trạng này hiệu quả, bạn nên kết hợp với sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên. Từ nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tại các bệnh viện lớn cho thấy, N-Acetyl-L-Cysteine có tác dụng rõ rệt trong giảm đau bụng kinh và hạn chế sự xâm lấn các tế bào lạc nội mạc tử cung. Sản phẩm này kết hợp với đan sâm, sài hồ bắc, đương quy, nga truật giúp hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết điều kinh, hỗ trợ các chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều. Sản phẩm này có mặt trên thị trường nhiều năm, đã và đang được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị đau bụng kinh,...

Trên đây là 7 bài tập yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả, với bài viết này sẽ giúp được nhiều bạn vượt qua cơn đau bụng kinh một cách nhẹ nhàng. Để nhanh chóng xua tan những cơn đau bụng kinh, bạn nên kết hợp tập yoga và sử dụng sản phẩm có thành phần N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.

Nếu bạn đang gặp vấn đề đau bụng kinh thì hay để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé!

Việt Kiều

Tài liệu tham khảo:

https://store.lunette.com/blogs/news/7-yoga-poses-to-help-ease-menstrual-pain

https://www.natracare.com/blog/5-yoga-poses-to-help-ease-period-pain/

https://getillum.com/blogs/blog/period-yoga-poses-for-menstrual-cramps

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline