Ảnh hưởng không ngờ tới của thuốc trị đau bụng kinh là gì?

Rất nhiều chị em bị chứng đau bụng kinh rất “dữ dội” không thể chịu được nên xem các loại thuốc trị đau bụng kinh là biện pháp cứu cánh tức thời. Tuy nhiên, cái gì lạm dụng cũng đều không có lợi. Vậy, các loại thuốc trị đau bụng khi hành kinh có những ảnh hưởng gì?

Ngoài tác dụng điều trị bệnh thì thuốc điều trị đau bụng kinh gây ra những ảnh hưởng gì?

Thuốc ức chế prostaglandin: đây chính là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể (đây được xem là một trong những nguồn gốc dẫn đến sự co thắt tử cung gây ra hiện tượng đau bụng khi hành kinh). Mặc dù, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau nhanh nhưng chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, khi sử dụng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc và một số tác dụng phụ lên gan, thận, cảm giác nóng rát kích ứng dạ dày, đôi khi gây loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, các biểu hiện dị ứng (phát ban, hen…), suy thận (hiếm gặp), buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu…

Thuốc giảm co thắt: các loại thuốc giảm đau co thắt thường được sử dụng trong điều trị chứng đau bụng kinh. Một số nghiên cứu cho thấy, những miếng dán qua da chứa Glyceryl trinitrate (với hàm lượng 0,1mg) có tác dụng giảm đau bụng kinh, tuy nhiên một nghiên cứu khác so sánh Glyceryl trinitrate và NSAIDs (diclofenac 50mg hàng ngày) trong điều trị thống kinh nguyên phát thì Glyceryl trinitrate ít hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc thường xuyên sử dụng thì thuốc lại gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe như đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt…

Thuốc nội tiết tố: thuốc thường được sử dụng là thuốc kết hợp hormone estrogen và progesterone hoặc dùng thuốc chỉ chứa progesterone. Thuốc có tác dụng làm mỏng nội mạc tử cung theo thời gian, làm giảm dòng chảy kinh nguyệt và các cơn co tử cung nên có tác dụng giảm đau bụng kinh và một số nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên về  estrogen với hàm lượng rất thấp nhưng kết quả cho thấy dù lượng estrogen thấp nhưng cũng có tác dụng điều trị đau bụng kinh, cho nên bất kỳ viên ngừa thai nào trong vỉ thuốc cũng có hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên thuốc lại gây ra nhiều số tác dụng phụ khác ảnh hưởng sức khỏe như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, cương ngực, tăng huyết áp, thay đổi tâm trạng…

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline