Đau bụng kinh mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng hệ quả của việc đau bụng kinh kéo dài lại gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của chị em. Ngoài những nguyên nhân gây đau bụng kinh như mắc bệnh phụ khoa... thì còn có những yếu tố nào dẫn đến tình trạng đau bụng khi hành kinh?
Tìm hiểu một số yếu tố dẫn đến tình trạng đau bụng kinh
- Di truyền: trong gia đình nếu có bà, mẹ, chị gái bị đau bụng khi hành kinh thì bản thân các chị em trong gia đình cũng có nguy cơ bị đau bụng kinh nhiều hơn so với những người bình thường.
- Tinh thần: có thể nói tinh thần là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng đau bụng khi hành kinh ở chị em, theo một số tài liệu thống kê cho thấy những phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài thì tình trạng đau bụng kinh diễn ra nhiều hơn so với những người có tâm lý ổn định.
- Ống cổ tử cung quá hẹp: khiến cơ tử cung phải hoạt động, co bóp mạnh để tống máu kinh ra ngoài sẽ gây nên các cơn đau bụng khi hành kinh.
- Thấy kinh lần đầu quá sớm hoặc quá muộn: một số tài liệu cho thấy những người thấy kinh lần đầu quá sớm thì tỷ lệ đau bụng kinh cao và mức độ đau cũng diễn ra nghiêm trọng hơn.
- Do nội tiết: dưới tác dụng của progesterone, niêm mạc tử cung tiết ra prostaglandin, nếu nồng độ prostaglandin trong máu tăng quá cao sẽ tác động đến các cơ tử cung và gây kích thích khiến cơ tử cung co bóp mạnh hơn dẫn đến các cơn đau bụng kinh dữ dội.
- Vị trí bất thường của tử cung: một số trường hợp do tư thế đổ của tử cung đổ về phía trước hoặc phía sau quá nhiều sẽ gây cản trở cho sợ lưu thông của máu kinh, do đó để tống máu kinh ra ngoài tử cung phải co bóp mạnh gây nên các cơn đau bụng.
- Dị tật tử cung bẩm sinh: một số trường hợp chị em bị dị tật tử cung như tử cung phát triển không hoàn chỉnh, tử cung đôi, tử cung có hai sừng, lòng tử cung làm hai nửa, tử cung không phát triển… Những dị tật này gây cản trở lượng máu đến nuôi dưỡng tử cung dẫn đến hiện tượng thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung sẽ gây ra các đau bụng kinh.
- Màng trinh đóng kín: bình thường màng trinh sẽ có một lỗ to hoặc nhiều lỗ nhỏ để máu kinh thoát ra ngoài, nhưng đối với một số người thì màng trinh lại bịt kín khiến máu kinh không thoát ra ngoài được mà tích dần lại trong âm đạo hoặc trong tử cung sẽ gây nên các cơn đau bụng tức vùng bụng dưới với cảm giác như có vật gì đó muốn đẩy ra ngoài khiến chị em vô cùng khó chịu. Ngoài ra, việc máu kinh cùng với các lớp bong tróc của nội mạc tử cung bị ứ đọng trong tử cung có thể bị chảy ngược vào trong ổ bụng gây nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cao.
Giải pháp giúp giảm đau bụng kinh bằng sản phẩm thảo dược
Qua nội dung thông tin cung cấp như trên có thể thấy có nhiều yếu tố dẫn đến chứng đau bụng kinh hàng tháng ở chị em và đây cũng là một trong những điều thầm kín mà chị em không biết san sẻ cùng ai. Hiểu được nỗi lòng của chị em, các nhà khoa đã kế thừa những tinh hoa của cao lỏng đã nghiên cứu tìm hiểu và bào chế thành công một loại sản phẩm mới có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén giúp người bệnh thuận tiện sử dụng và di chuyển, an toàn cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài.
- Với các thành phần từ thiên nhiên như đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc, N-Acetyl-L-Cystein… đã tạo nên một sản phẩm có công dụng hoạt huyết hóa ứ, điều kinh, giảm đau bụng khi hành kinh, đau trướng ngực, đau lưng, kinh ra ít, ra nhiều, vón cục, không đều, giúp giảm gốc tự do và tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung….