Những dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh

Thong kinh hay còn gọi là đau bụng kinh, được phân thành 2 loại là thong kinh nguyen phat , thống kinh thứ phát.

thong kinh nguyen phat phát thường thấy ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn, chưa sinh con. Bệnh thường phát vào khoảng 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu. Thống kinh nguyên phat là đau trằn bụng dưới, đau dữ dội từng cơn, kiểu đau co rút, đau lan ra sau lưng hay mặt trong đùi.

Thống kinh nguyên phát hay còn gọi là thống kinh vô căn, là đau bụng khi hành kinh của một chu kì kinh có phóng noãn, nhưng khám không tìm thấy một nguyên nhân thực thể nào

Ngược với thống kinh nguyên phát, thống kinh thứ phát, thống kinh thứ phát là thống kinh có nguyên nhân hay bệnh lý cụ thể nào đó. Triệu chứng đau bụng trong thống kinh thứ phát giống như thong kinh nguyen phat nhưng đau thường xuất hiện trước khi có kinh cả tuần, đau kéo dài hơn đến khi không còn thấy kinh và có thể đau vào các thời điểm khác trong tháng. Thống kinh thứ phát thường xuất hiện muộn sau nhiều chu kì, nhiều năm không thống kinh, độ tuổi thường bị là 30 - 40.


Hiện tượng đau bụng kinh hay thống kinh xuất hiện một thời gian ngắn trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí 1-2 ngày. Cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới và thắt lưng; hậu môn có cảm giác khó chịu. 50% người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần… Nếu đau nhiều, bệnh nhân sẽ toát mồ hôi, mặt mũi tái nhợt, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết.

Sau khi người phụ nữ kết hôn, sinh nở hoặc khi tuổi đời nhiều lên, chứng đau bụng hành kinh hay thống kinh có thể tự nhiên giảm đi hoặc mất hẳn

Chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh (thống kinh) như thế nào?
Phụ nữ trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện đau bụng thì nên làm gì?

Trước tiên, nên đến bệnh viện kiểm tra phụ khoa một cách tỉ mỉ xem có bị thống kinh hay bệnh nào khác không. Căn cứ vào lý lịch bệnh do người bệnh cung cấp, vào những triệu chứng lâm sàng và kiểm tra, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh nhân cần được khám để xác định triệu chứng đau bụng là do các chứng bệnh khác (như u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung cấp tính, đẻ non…) gây nên hay do đau bụng kinh (thong kinh) gây nên. Việc các chứng bệnh trên bị chẩn đoán nhầm thành đau bụng kinh (thong kinh) sẽ dẫn đến điều trị sai, gây những hậu quả không tốt.

Phương pháp trị thống kinh chủ yếu là uống thuốc; nhưng tác dụng của tâm lý trị liệu và sự nghỉ ngơi cũng không thể coi nhẹ, đặc biệt là với phụ nữ trẻ tuổi bị thống kinh nguyên phát. Khi bắt đầu có kinh, họ thường có những thay đổi về tâm lý như sợ hãi, lo lắng, u uất… Những phản ứng tâm lý này cũng làm tăng thêm mức độ đau bụng kinh.Thống kinh nguyên phát khi khám phụ khoa không phát hiện một dấu hiệu đặc biệt nào. Khi bị đau bụng do thống kinh nguyên phát có thể dùng nước nóng để chườm, không dùng các chất kích thích như bia rượu cà phê, hoặc có thể bổ sung các chất như ma-nhê, kẽm, acid béo omega-3, vitamin B1 (100mg/ngày), vitamin B6 (200mg/ngày), vitamin E (400UI/ngày) cũng có tác dụng giảm đau khi thong kinh nguyen phat.

Uống thuốc để điều trị đau bụng kinh (thống kinh) là phương pháp không thể thiếu:
- Thuốc có progestagen: Progestagen có tác dụng làm giãn cơ nhẵn của tử cung, ức chế sự co bóp của tử cung, nhờ đó giảm nguy cơ đau đớn. Ngoài ra, việc dùng progestagen vừa phải còn ức chế rụng trứng, giảm tỷ lệ sản sinh prostaglandin.

Cần uống thuốc chứa progestagen trong thời gian ngắn hoặc theo chu kỳ.
+ Uống thuốc trong thời gian ngắn: Bắt đầu khi hết hành kinh được 5-7 ngày, liên tục trong 5-7 ngày’

+ Uống theo chu kỳ: Tương tự như dùng thuốc tránh thai, bắt đầu vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, uống trong khoảng 20 ngày, sau khi dừng thuốc cần chú ý hiện tượng đau bụng kinh. Có thể uống thuốc liền trong 3 chu kỳ.

- Thuốc kháng viêm: Thông qua ức chế quá trình hợp thành các prostaglandin, loại thuốc này làm giảm việc sản sinh prostaglandin; hoặc gián đoạn sự kết hợp giữa prostaglandin với các chất khác. Từ đó, nó trực tiếp kháng lại tác dụng của prostaglandin, đạt đến hiệu quả ngừng đau. Loại thuốc này có thể dùng trong thời gian tương đối dài. Người bị viêm loét dạ dày, có bệnh hô hấp phải thận trọng khi dùng thuốc.

- Thuốc tễ chống lắng đọng canxi: Sự ngưng đọng canxi khi xâm nhập vào tế bào sẽ làm ức chế sự co bóp tử cung. Loại thuốc này có tác dụng phụ như: làm giảm huyết áp, cản trở hô hấp.

- Thuốc Bắc: Làm khí huyết lưu thông, giảm nhẹ cơn đau.

- Phẫu thuật: Nên hạn chế, chỉ dùng khi các loại thuốc trên không có hiệu quả.

Nếu bị thống kinh kéo dài, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc kể trên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh như: chứng lạc nội mạc tử cung, chứng bệnh ở tuyến cơ tử cung.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline