Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là những bất thường diễn ra trong chu kỳ kinh với những biểu hiện như rong kinh, rong huyết, cường kinh, kinh ra ít, đau bụng dưới, kinh đến sớm, chậm kinh… và tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe của chị em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều như mất cân bằng nội tiết, do dùng thuốc, thay đổi múi giờ sinh hoạt…. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến chị em những thông tin về nguyên nhân cũng như giải pháp giúp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt, góp phần nâng cao sức khỏe mỗi ngày.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Mất cân bằng nội tiết: nồng độ hormone góp một phần quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, bởi lượng hormone trong cơ thể quyết định đến sự rụng trứng. Trong cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone kích thích nang trứng trong suốt giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, tiếp đó là kích thích cho trứng chín và rụng. Nếu hoạt động tiết hormone bị rối loạn, dẫn đến mất cân bằng hormon thì ảnh hưởng đến việc kích thích trứng nên không có trứng chín và rụng từ đó không kích thích tăng sinh nội mạc tử cung dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không xảy ra hoặc thời gian diễn ra hành kinh diễn ra chậm hơn so với bình thường.
Do dùng thuốc: việc chị em sử dụng bất kỳ những thuốc nào có liên quan tới hormone, thuốc chống loạn thần (giải phóng dopamine) đều có thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc việc sử dụng thuốc ngừa thai kéo dài trong một thời gian khi ngưng thuốc thì chị em phải mất khoảng 2-3 tháng để chu kỳ kinh đều trở lại.
Do thay đổi múi giờ: bình thường não sản sinh ra hormone melatonin để báo hiệu cho cơ thể là đến giờ ngủ, nhưng khi thay đổi vị trí địa lý có múi giờ khác thì cơ thể vẫn tiết ra melatonin như khi ở quê nhà. Để điều chỉnh giấc ngủ phù hợp thì cơ thể sẽ ức chế tiết hormone melatonin đến khi trời tối, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động vùng dưới đồi dẫn dẫn đến rối loạn hormon của cơ thể, tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như chậm kinh, hoặc có kinh sớm hơn bình thường…
Hội chứng đa nang buồng trứng: theo một số tài liệu thống kê thì hội chứng đa nang buồng trứng ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tại Mỹ là con số lên tới khoảng 5 triệu người… Đây là một tình trạng rối loạn nội tiết thường gặp và tại buồng trứng có nhiều nang nhỏ phát triển nhưng không phóng noãn nằm dọc theo các cạnh bên ngoài của mỗi buồng trứng, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên khiến chu kinh nguyệt không đều, vô kinh…
Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp có vai trò đảm bảo cho sự trao đổi chất của cơ thể, khi nồng độ hormone tuyến giáp bị ảnh hưởng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Giải pháp dự phòng rối loạn kinh nguyệt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chính vì thế nếu chị em có các hiện tượng như chậm kinh, rong kinh, rong huyết… thì cần sớm đến bệnh viện thăm khám để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh là gì và có biện pháp điều trị sớm. Bên cạnh đó để phòng bệnh chị em cũng nên áp dụng một số biện pháp đơn giản như sau:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi, tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo và hạn chế sử dụng các loại trà đặc, cà phê vì chúng gây kích thích thần kinh, tác động đến tim mạch và cản trở sự hấp thụ sắt để tái tạo máu nuôi dưỡng cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, lao động vừa sức.
- Vệ sinh vùng kín: chị em cần vệ sinh sạch, tránh mang quần lót ẩm ướt, không nên tắm quá lâu hoặc hạn chế tắm trong bồn….
- Chú ý đến việc dùng thuốc: đa phần chị em khi có triệu chứng đau bụng kinh, cảm giác đau bụng dưới âm ỉ thường tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên trước khi sử dụng chị em nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dùng bài thuốc thảo dược: Đối với tình trạng đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt, theo đông y là do khí trệ huyết ứ, rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch yếu. Theo y học cổ truyền, những vị thuốc nổi tiếng như đan sâm, nga truật, sài hồ, hương phụ, đương quy có tác dụng lưu thông khí huyết, đào thải huyết ứ, điều hòa nội tiết, điều biến miễn dịch nên đạt hiệu quả điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt rất tốt. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ bào chế, để phát huy hết tác dụng của từng thành phần trên cũng như hiệp đồng tác dụng của mỗi thành phần, các nhà khoa học đã kết hợp những vị thuốc trên với N-Acetyl-L-Cystein. Ngoài tác dụng giúp điều hòa các rối loạn kinh nguyệt (đau bụng dưới, kinh không đều, kinh ra nhiều ra ít...), giúp giảm đau bụng kinh.... thì bài thuốc còn có tác dụng giúp tăng cường chức năng chống oxy hóa, giảm gốc tự do, giúp tăng cường khả năng miễn dịch hỗ trợ điều trị toàn diện các chứng đau vùng bụng dưới, các rối loạn do thay đổi nội tiết ở phụ nữ.
Qua một số thông tin như trên hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn khái quát hơn về những nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở chị em, cũng như những biện pháp đơn giản để phòng bệnh. Đồng thời cũng cung cấp thêm một lựa chọn mới hữu hiệu hơn trong dự phòng và điều trị rối loạn kinh nguyệt, các tình trạng đau vùng bụng dưới như đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung...