Nguyên nhân gây đau bụng dưới ở chị em là gì?

Đau bụng dưới là tình trạng thường gặp ở nữ giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và mức độ đau trong mỗi trường hợp cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế, chị em cần nên lắng nghe cơ thể của mình để sớm nhận biết bệnh cũng như can thiệp điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới

- Do rụng trứng: vào giữa chu kỳ kinh của người phụ nữ thì nang trứng sẽ vỡ ra để phóng noãn, nang trứng khi vỡ có thể kèm theo hiện tượng chảy máu hoặc tiết dịch gây đau, bên cạnh đó vòi trứng cũng co thắt để có thể đẩy trứng xuống nên có thể gây ra những cơn đau nhẹ ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể xảy ra ở cả 2 bên (phần bụng dưới bên trái và phải) hoặc chỉ bị 1 bên, có thể bị đau nặng, cảm giác đau căng tức hoặc đau nhói, cơn đau kéo dài và mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau (thời gian đau có thể diễn ra từ vài phút hoặc kéo dài đến 48 giờ), một số trường hợp sẽ có kèm theo triệu chứng buồn nôn…

- Do tiền kinh nguyệt (còn được gọi là hiện tượng tiền kinh nguyệt): chị em sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới khoảng vài ngày đến 1 tuần trước khi thấy kinh. Ngoài ra, còn kèm theo 1 số triệu chứng khác như đau căng ngực, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, nhức nửa đầu, tính tình cáu gắt, khó chịu…và các triệu chứng này đều mất đi khi sạch kinh.

- Do đau bụng kinh: các cơn đau co thắt trong thời gian hành kinh là triệu chứng thường gặp ở chị em, tùy theo cơ địa mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau (đau âm ỉ hoặc đau dữ dội), có thể kèm theo các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt… Và đau bụng kinh được chia thành 2 dạng: đau bụng kinh sinh lý (đau bụng kinh nguyên phát) và đau bụng kinh bệnh lý (đau bụng kinh thứ phát).

    + Đau bụng kinh sinh lý: là tình trạng diễn ra sau vòng kinh đầu tiên có phóng noãn, đau bụng sinh lý thường là đau cơ năng và không có tổn thương thực thể. Tình trạng này là do trong những vòng kinh đầu thường không có phóng noãn nên không gây đau, còn ở những vòng kinh về sau có phóng noãn nên có hoàng thể, progesterone nên mới bị đau bụng khi hành kinh.

   + Đau bụng kinh bệnh lý: thường diễn ra muộn hơn sau nhiều năm không đau, bệnh thường do những nguyên nhân thực thể như dị tật tử cung, vị trí tử cung không bình thường, ống cổ tử cung quá hẹp, do di truyền, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, màng trinh đóng kín, u xơ tử cung, vận động quá mạnh, căng thẳng tâm lý, uống rượu….

- Do lạc nội mạc tử cung: là tình trạng cơn đau bụng dưới kéo dài có thể bắt đầu diễn ra trước kỳ kinh nguyệt vài ngày hoặc kéo dài cho đến nửa sau của chu kỳ kinh, cũng có trường hợp cơn đau kéo dài từ ngày đầu cho đến ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt và tùy theo mức độ bệnh, ngưỡng chịu đau của mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau…

Như vậy có thể thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới ở chị em, vì vậy để giảm đau bụng dưới, đồng thời giúp can thiệp điều trị kịp thời nếu như đó là biểu hiện của bệnh lý thì chị em hãy luôn biết lắng nghe cơ thể mình để sớm lựa chọn cho mình những bài thuốc điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả cao…

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline