Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng rất phổ biến ở nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản. Nhiều chị em có suy nghĩ rằng, sau khi lấy chồng tình trạng này sẽ khỏi. Nhưng trên thực tế quan điểm này chỉ đúng với một số ít trường hợp, vì đau bụng kinh nguyệt có rất nhiều nguyên nhân, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng kinh nguyệt, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Một số nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh nguyệt
Do chị em mắc một số bệnh phụ khoa: Trong các bệnh phụ khoa thì lạc nội mạc tử cung là bệnh điển hình gây ra tình trạng đau bụng kinh nguyệt phổ biến nhất. Ngoài ra, cũng có một số bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như viêm vùng chậu, u xơ cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung hay viêm tắc ống dẫn trứng đều có triệu chứng chung là đau bụng kinh.
Dị tật ở tử cung: đa số chị em nào có cấu tạo tử cung không bình thường như cổ tử cung quá hẹp, dị tật bẩm sinh ở cổ tử cung, khiến các cơ tử cung phải co bóp mạnh mới có thể đẩy máu kinh ra ngoài, điều này khiến cho chị em bị đau bụng nhiều vào ngày hành kinh. Ở trong trường hợp này thì đúng với suy nghĩ của chị em là sau khi lấy chồng sẽ hết đau bụng kinh, vì sau khi lấy chồng và sinh con, cổ tử cung sẽ mở rộng dần ra nên mỗi khi hành kinh cơ tử cung không cần phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài.
Ví trí cổ tử cung: chị em nào có cổ tử cung lệch về phía trước hoặc phía sau khiến cho khí huyết trì trệ, lưu thông chậm, cơ tử cung phải tăng cường co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài thì thường bị đau bụng kinh hơn.
Do yếu tố di truyền: Hầu như cơ quan sinh sản của mẹ và con gái có sự đồng nhất với nhau. Vì vậy những người có họ hàng như bà ngoại, mẹ ruột có chứng đau bụng kinh khi hành kinh thì con gái sinh ra sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự.
Chất prostaglandin trong máu cao: Có nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng hàm lượng prostaglandin trong máu cao khiến chị em bị đau bụng nhiều, nhưng hiện nay vẫn chưa có chứng minh được chất này có trong máu cao khiến chị em đau bụng hay là do đau bụng kinh mà nồng độ của chất này tăng cao. Trên thực tế, qua kiểm tra những người có tình trạng đau bụng kinh nguyệt thường có tỷ lệ prostaglandin trong máu cao hơn những người không bị đau bụng khi hành kinh.
Chế độ dinh dưỡng: Chị em ăn quá nhiều đồ lạnh vào những ngày hành kinh dễ bị lạnh bụng và ăn nhiều chất chua dễ gây đau bụng kinh dữ dội. Vì vậy trong những ngày này chị em cần có chế độ ăn phù hợp, nên ăn và uống đồ có tính chất ấm bụng, dễ tiêu hóa, để giảm thiểu tình trạng đau bụng khi hành kinh.
Tâm lý: Tâm lý cũng là một nguyên nhân gây ra đau bụng kinh nguyệt, nhiều chị em có thể bị đau bụng trong một chu kì nào đó nên khi đến “ngày đèn đỏ” thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, khi đó cơ thể sẽ tiết ra một chất khiến chị em bị đau bụng trong những kì kinh tiếp theo. Do vậy những người có tinh thần không tốt, căng thẳng, stress, áp lực cũng thường gặp đau bụng kinh nhiều hơn những người bình thường.