Nghiên cứu hai hợp chất mới có tác dụng điều trị lạc nội mạc tử cung

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Science Translational Medicine cho thấy có hai hợp chất thuốc mới có thể điều trị lạc nội mạc tử cung đó là CLI (chloroindazole) và OBHS (oxabicycloheptene sulfonate). Cả hai hợp chất đều tương tác với thụ thể estrogen ngăn chặn sự phát triển các mảnh lạc nội mạc. Đồng thời các hợp chất mới còn có tác dụng giảm viêm, ức chế sự phát triển của các tế bào thần kinh và các mạch máu hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào lạc nội mạc tại vị trí đi lạc nên có tác dụng điều trị lạc nội mạc hiệu quả.

Hợp chất mới các tác dụng điều trị lạc nội mạc tử cung

Theo một số nhà nghiên cứu, các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng điều trị giảm đau tạm thời, không làm giảm tình trạng viêm dính lạc nội mạc và nguy cơ bệnh tái phát cao. Nên các nhà khoa học hy vọng một số hợp chất mới sẽ có tác dụng điều trị bệnh lạc nội mạc một cách hiệu quả hơn.

Trong nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Illinois tại Urbana Champaign (Mỹ) do giáo sư John Katzenellenbogen và các đồng nghiệp đã thử nghiệm hai hợp chất mới đó là CLI (chloroindazole) và OBHS (oxabicycloheptene sulfonate) dựa trên mô hình chuột bị lạc nội mạc tử cung và trên các tế bào lạc nội mạc ở con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai hợp chất đều tương tác với thụ thể estrogen (OBHS tương tác với thụ thể ER-alpha và CLI tương tác với thụ thể beta – ER) ngăn chặn sự phát triển các mảnh lạc nội mạc, đồng thời các hợp chất mới có tác dụng giảm viêm, ức chế sự phát triển của các tế bào thần kinh và các mạch máu hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào lạc nội mạc tại vị trí đi lạc.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc kết hợp một trong hai hợp chất với letrazole (letrazole là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị lạc nội mạc) thì cho thấy hiệu quả điều trị được tốt hơn khi sử dụng 1 loại thuốc letrazole. Và giáo sư sinh lý học Benita Katzenellenbogen cũng cho biết thêm “viêm dính là một trong quá trình phát triển của lạc nội mạc tử cung theo mỗi chu kỳ kinh nên khi sử dụng các hợp chất mới này sẽ có tác dụng làm giảm sự viêm dính của các mảnh lạc nội mạc tại các vị trí đi lạc thông qua các thụ thể estrogen”.

Nghiên cứu về hai hợp chất mới CLI và OBHS được xem là một bước nhảy vọt đầy tiềm năng trong các nghiên cứu tìm kiếm các phương thuốc điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, song cần có thêm nhiều nghiên cứu và các thử nghiệm khác để chứng minh tác dụng hiệu quả, tính an toàn trước khi được sử dụng để điều trị bệnh cho con người.   

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline