Việc sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh là phương pháp rất nhiều chị em áp dụng. Vậy điều này có thực sự an toàn? Hiện nay, sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược để giảm đau bụng kinh là giải pháp mới được các chuyên gia đánh giá cao. Cụ thể thông tin này như thế nào? Mời bạn theo dõi trong bài viết!
Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là cơn đau vùng bụng dưới trong thời gian hành kinh, được chia thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
- Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau sinh lý. Cơ chế hình thành bởi trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tăng cường sản sinh prostaglandin – hormone kích thích sự co bóp của các cơ tử cung. Nồng độ hormone này càng cao, tử cung co bóp càng mạnh, chứng đau bụng sẽ càng nghiêm trọng.
- Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau do tác động của một số bệnh lý vùng chậu gây ra. Những bệnh lý tiềm ẩn có thể gây đau bụng kinh dữ dội là:
Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng các mô nội mạc phát triển ở các bộ phận khác, bên ngoài tử cung như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang,…
U xơ tử cung: Là những khối u lành tính xuất hiện trong thành tử cung, xuất hiện do sự tăng trưởng bất thường của các mô cơ tử cung, có thể dao động về số lượng, kích thước và vị trí.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung: Đây là một dạng của lạc nội mạc tử cung mà ở đó, các mô nội mạc “đi lạc” và phát triển trên thành của cơ tử cung.
Bệnh viêm vùng chậu: Đây là một tình trạng nhiễm trùng vùng chậu, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra.
Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung quá hẹp cản trở kinh nguyệt chảy ra ngoài, khiến máu kinh ứ đọng, gây đau tức vùng bụng dưới, thậm chí viêm nhiễm.
Dùng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh có an toàn không?
Đau bụng kinh có thể rất nghiêm trọng ở một số người, nhưng cũng nhiều trường hợp không gây ảnh hưởng lớn. Vì vậy, bệnh lý này có thể trở thành “cơn ác mộng” tồi tệ, đặc biệt khi gặp tình trạng đau bụng kinh dữ dội.
Hiện nay, để trị đau bụng kinh, nhiều người sử dụng thuốc tránh thai. Theo một tài liệu đánh giá do Thư viện Cochrane của Mỹ xuất bản vào năm 2009, thuốc tránh thai được cho là có khả năng làm giảm lượng prostaglandin, từ đó giúp giảm lưu lượng máu và cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Ngoài tài liệu trên, kết quả của một nghiên cứu ngẫu nhiên tại Mỹ gần đây cũng cho thấy, thuốc tránh thai giúp điều trị đau bụng kinh nguyên phát, kể cả là thuốc uống theo chu kỳ hay hàng ngày.
Mặc dù việc sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh đã được chứng minh là có hiệu quả, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: Đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, căng tức ngực, thay đổi cân nặng,… Ngoài ra, thuốc tránh thai còn có thể gây ra một số tác dụng phụ ít gặp hơn như: Sản sinh các cục máu đông, gây đau tim hoặc đột quỵ,…
Vì vậy, sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh cần hết sức thận trọng và nên có sự tư vấn từ các chuyên gia.