Một số thông tin về đau bụng kinh mà chị em nên biết

Đau bụng khi hành kinh là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều chị em, nhưng một số người lại không hiểu rõ đau bụng kinh là tình trạng như thế nào, nguyên nhân gây đau, và cách khắc phục giảm đau bằng biện pháp gì là an toàn? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết giúp chị em hiểu thêm và lưu vào sổ tay sức khỏe để chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, chỉ tình trạng đau vùng bụng dưới trong mỗi khi sắp đến hoặc đang trong kỳ hành kinh. Cơn đau được miêu tả là đau âm ỉ hoặc dữ dội, ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, mặt mày tái nhợt, buồn nôn, chóng mặt, đau lưng….. Đau bụng kinh được chia thành 2 dạng đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát, có thể hiểu đơn giản rằng đau bụng kinh thứ phát là nguyên nhân từ bệnh lý gây nên, còn đau bụng kinh nguyên phát hoàn toàn là do sinh lý.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Nguyên nhân chính được cho là do nồng độ prostaglandin trong máu tăng lên, prostaglandin tác động đến các cơ và làm tử cung co thắt. Khi tử cung co thắt gây siết chặt mạch máu tử cung làm cho các tổ chức thiếu oxy vì không đủ máu nuôi dưỡng, lớp nội mạc hoại tử tróc ra, điều này chính là nguyên nhân dẫn tới đau bụng khi hành kinh. 

Do các yếu tố khác như: tử cung bị dị tật bẩm sinh, vị trí tử cung không bình thường, ống cổ tử cung quá hẹp, do di truyền, vận động quá mạnh, căng thẳng tâm lý, uống rượu….

Ngoài ra, nguyên nhân gây đau bụng trong chu kỳ kinh có thể là do một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, sử dụng dụng cụ tử cung….

Các xét nghiệm và chẩn đoán: thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân bị đau bụng vào mỗi chu kỳ kinh được gây ra bởi một chứng rối loạn cơ bản thì có thể tiến hành một số các xét nghiệm như: siêu âm, CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI, phẫu thuật nội soi….

Phương pháp điều trị đau bụng kinh

Điều trị theo y học hiện đại:

Thuốc giảm đau: một số chị em thường sử dụng một số thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac… với liều uống bắt đầu từ một ngày trước khi hành kinh để giảm đau bụng kinh.

Thuốc nội tiết: bác sĩ có thể kê một số thuốc tránh thai chứa hormone ngăn chặn sự rụng trứng và giúp giảm mức độ đau bụng khi hành kinh. Đối với thuốc nội tiết có thể sử dụng dưới dạng viên uống, thuốc tiêm, miếng dán…

Phẫu thuật: nếu đau bụng kinh là do một căn bệnh tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… thì phẫu thuật loại bỏ các tế bào bất thường có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau khi hành kinh.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline