Một số điều cần biết cho bệnh nhân đau bụng kinh

Đau bụng khi hành kinh là một bệnh phụ khoa tương đối phổ biến, gặp ở phần lớn chị em phụ nữ, gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sinh hoạt của người bệnh.

1. Phân loại đau bụng kinh:

1.1 Đau bụng kinh nguyên phát:

-         Hay còn gọi là đau bụng kinh sinh lý, xảy ra ở 40-50% phụ nữ trẻ.

-         Xuất hiện ngay khi dậy thì, sau khi kết hôn có thể mất.

-         Nguyên nhân:

+ Mạch máu co thắt gây thiếu máu.

+ Tử cung co bóp quá mạnh.

+ Ống cổ tử cung hẹp làm máu kinh khó thoát ra.

+ Ngưỡng chịu đau thấp.

+ Tử cung kém phát triển.

     1.2  Đau bụng kinh thứ phát:

-         Là đau bụng kinh do bệnh lý phụ khoa khác.

-         Xuất hiện sau nhiều năm không đau, thường bắt đầu ở phụ nữ từ 30-40 tuổi.

-         Nguyên nhân do một số bệnh lý:

+ Lạc nội mạc tử cung.

+ U xơ tử cung.

+ Polip cổ tử cung, tư thế cổ tử cung đổ trước hoặc sau.

+ Nạo hút thai không an toàn, viêm nhiễm phụ khoa,… 

2. Một số lưu ý trong ngày “đèn đỏ”

2.1 Nên

-         Nên ăn nhiều cá: Trong cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ có chứa hàm lượng omega 3 tự nhiên an toàn giúp giảm nhẹ sự co bóp cơ tử cung, giúp giảm đau khi có kinh nguyệt.

-         Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, B6, E, Magie, Kali, Canxi…

-         Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm: hạt vừng, rau bina, nấm, hải sản,…

-         Ăn thực phẩm chứa Kali: chuối, nho khô, nước cam,…

-         Uống nhiều nước trong ngày đèn đỏ.

  2.2 Không nên

-         Ăn tinh bột, chất béo và các thực phẩm chế biến sẵn do chúng sẽ khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn gây hiện tượng đau bụng dữ dội.

-         Sử dụng những chất kích thích (cafein, rượu,…) và đồ uống có ga.

-         Ăn đồ ăn lạnh và thực phẩm có tính hàn: tôm, cua, rong biển,…

-         Tránh những thực phẩm chua, chát: ô mai, khế, hoa quả chưa chín,..

-         Ăn đồ cay nóng: ớt, hồ tiêu, mù tạp,…

3.   Một số biện pháp giúp giảm đau bụng khi hành kinh:

-         Ăn canh thịt lợn nạc ngải cứu

-         Ăn canh gà đen hầm ngải cứu

-         Uống nước bạc hà và gừng

-         Chườm nóng bụng

-         Tập Yoga, vận động thể lực nhẹ nhàng

-         Tắm hương liệu

-         Thời gian ngủ đầy đủ, tránh căng thẳng, stress,…

Bệnh nhân đau bụng kinh nên uống sản phẩm thảo dược chứa thành phần n-acetyl-l-cysteine, đan sâm,... trước khi thấy kinh nguyệt 10 -15 ngày với liều từ 10-15g/ngày, mỗi ngày 2 lần; dùng liên tục 2 – 4 tháng để đạt hiệu quả giảm đau bụng kinh tốt nhất.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline