Theo đông y Thống kinh hay còn gọi là đa bụng kinh tình trạng đau bụng vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là sự mất điều hòa trong lưu thông khí huyết ở 2 mạch Nhâm và Xung; khí huyết bị cản trở, ứ tắc lại mà gây đau. Ngày nay để chữa đau bụng kinh không còn hoàn toàn phụ thuộc vào các biện pháp như uống thuốc giảm đau, thuốc tránh thai nữa mà bạn có thể áp dụng một số các mẹo chữa đau bụng kinh hiệu quả từ những bài thuốc đơn giản. Sau đây là một số bài thuốc giúp điều trị bệnh này.
1. Chườm nước ấm:
Lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm vào phần bụng dưới . Đây là một phương pháp thường được các chị em dùng khi bị đau bụng kinh, chườm nước ấm sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
2. Đắp gừng tươi:
Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.
3. Dán cao hoặc xoa dầu:
Một số bạn gái thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương háp trên.
4. Massage nhẹ :
Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
5. Sữa hoặc sữa chua :
Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.
6. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ:
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này cũng giúp bạn giảm đau bụng kinh.
Bên cạnh đó cũng có một số bài thuốc chữa đau bụng kinh:
Bài 1: Ðỗ đen 30g, hồng hoa 6g, đường đỏ vừa đủ. Cách chế biến: Ðỗ đen vo sạch rang thơm, cho vào nồi cùng hồng hoa, đổ khoảng 500ml nước, ninh đỗ chín nhừ, lọc lấy nước cho thêm đường đỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml, uống trong 3 ngày trước kỳ kinh.
Bài 2: Gạo tẻ 100g, lá ngải cứu tươi 50g, đường đỏ vừa đủ. Cách chế biến: Gạo vo sạch, rửa sạch ngải cứu, thái vụn, cho vào nồi đổ nước xâm xấp, đun khoảng 30 phút, lấy nước thuốc cho vào ninh cháo, khi chín thêm đường đỏ. Ăn nóng, ngày ăn vài lần. Ăn trước kỳ kinh 3 – 5 ngày.
Bài 3: Gừng tươi 15g, lá ngải cứu chọn lá bánh tẻ 9g, trứng gà 2 quả. Cách chế biến: Ngải cứu rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch đập giập, cho vào 300ml nước, cho trứng gà vào luộc, tới khi trứng chín, bóc vỏ trứng, lại cho vào đun tiếp với dịch thuốc trên trong 5 phút. Bắc ra uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trước kỳ kinh 3 ngày.