Bất cứ một thay đổi gì liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt đều khiến chị em không khỏi lo lắng và mong muốn tìm được biện pháp đối phó kịp thời. Do đó, câu hỏi kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu cũng đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, chị em đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao kinh nguyệt ra ít?
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít là một biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện cụ thể là lượng máu kinh giảm đột ngột, lượng máu mất đi chỉ khoảng 20 - 30ml, bằng 1/2 - 1/3 so với chu kỳ bình thường (dưới 20ml).
Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít, chẳng hạn như: Tuổi tác, thay đổi cân nặng, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, tác dụng phụ của thuốc tránh thai,... Nhưng nguyên nhân sâu xa gây ra hiện tượng này xuất phát từ việc khí huyết kém lưu thông, khiến nội tiết tố estrogen và progesterone của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do những bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, viêm cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,... ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt nên thời gian hành kinh có thể kéo dài hoặc rút ngắn, lượng máu kinh nhiều hay ít hơn bình thường.
Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì?
Có thể thấy, kinh nguyệt ra ít xuất phát từ nguyên nhân chính là do khí huyết kém lưu thông. Tình trạng này gây ra không ít ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của các chị em. Do đó, câu hỏi kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người.
Theo các chuyên gia, mục tiêu điều trị tình trạng này trước hết là sớm cải thiện triệu chứng các bệnh phụ khoa, giảm dần hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Sau đó, tăng cường lưu thông khí huyết, ổn định chu kỳ kinh nguyệt bền vững.
Hiện nay, các phương pháp điều trị theo tây y luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều chị em gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít. Thế nhưng, chúng lại chưa đáp ứng được cả 2 mục tiêu kể trên, đồng thời còn tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm.
Cụ thể, một số chị em sẽ được chỉ định dùng thuốc để cân bằng nội tiết tố và kiểm soát lượng máu trong chu kỳ kinh. Thuốc điều trị ở trường hợp này có thể là thuốc tránh thai, thuốc nội tiết. Đồng thời, có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau nếu chị em ra ít kinh và bị đau bụng. Thế nhưng, việc dùng những thuốc này không đem lại tác dụng lâu dài và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: Mệt mỏi, khô âm đạo, bốc hỏa, đau dạ dày, suy giảm chức năng bài tiết của thận, ảnh hưởng tới gan, thậm chí còn làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Bên cạnh đó, nếu kinh nguyệt ra ít hơn bình thường do bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, u nang buồng trứng,... thì có thể được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng điều đáng lo ngại là, sau phẫu thuật, bệnh vẫn có thể tái phát. Hơn thế, một số biến chứng có thể gặp phải như: Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ; Tổn thương các dây thần kinh và mạch máu gần khu vực được phẫu thuật...
Vậy liệu có giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít an toàn, hiệu quả, khắc phục hết những nhược điểm kể trên?