Giảm đau bụng kinh từ 3 vị thuốc quen thuộc

Triệu chứng đau bụng kinh thường xuất hiện trước, trong hoặc sau kỳ kinh với những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau bụng kinh được chia thành 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Trong đó, đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng thường gặp ở các chị em. Để giảm đau bụng kinh thay vì dùng thuốc giảm đau có nhiều tác dụng phụ, chị em có thể lựa chọn các phương pháp an toàn khác từ thiên nhiên như hoa hồng, hương phụ, ngải cứu….

3 vị thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh

1. Hoa hồng

Hoa hồng có tên khoa học là Rosa chinensis, theo y học cổ truyền hoa hồng có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh…Từ xa xưa, hoa hồng đã được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược Trung Hoa dùng để điều trị chứng đau bụng kinh….

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của hoa hồng. Nghiên cứu gồm có 109 các thiếu nữ khoảng 15 tuổi trở lên bị chứng đau bụng khi hành kinh, chia làm hai nhóm: Một nhóm được dùng trà hoa hồng theo hướng dẫn ngày uống 2 lần và tăng dần số lượng uống mỗi ngày, dùng liên tục trong 6 tháng; nhóm còn lại thì không dùng bất cứ biện pháp gì. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm sử dụng trà hoa hồng giảm đau bụng kinh đáng kể, giảm bớt sự khó chịu khi hành kinh so với nhóm còn lại.

Cách dùng: lấy khoảng 6 búp hoa hồng khô cho vào ly có sẵn 100ml nước sôi, để khoảng 10 phút, ngày uống 2 lần, uống trước khi thấy kinh khoảng 12 ngày. 

2. Cây ích mẫu:

Ích mẫu có tên khoa học là Leonurus hetorophyllus, theo đông y ích mẫu có vị cay, đắng, tính mát, đi vào kinh can và tâm bào, có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ nên có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, giảm đau bụng kinh

Cách dùng: lấy một nắm cây ích mẫu, cho thêm nước nấu sôi lên trong khoảng 10 phút, gạn lấy nước, ngày uống 2-3 lần.

3.Hương phụ

Hương phụ hay còn gọi là cỏ gấu, có tên khoa học là Cyperus rotundus. Theo đông y, hương phụ có vị cay, hơi đắng… có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, giảm đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt…. Qua những kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy hương phụ có tác dụng ức chế co bóp tử cung, cồn chiết xuất từ hương phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt nhẹ…

Cách dùng: hương phụ tứ chế, lá ngải cứu, trần bì mỗi loại 20g, nguyệt quý hoa 2 đóa; hoặc dùng khoảng 20g hương phụ tứ chế, cây ích mẫu 12g. Sắc uống mỗi ngày 2 lần.

Với việc ứng dụng từ y học cổ truyền, các bài thuốc dân gian đạt hiệu quả và độ an toàn cao tuy nhiên đều có chung nhược điểm đó là bệnh nhân phải tốn nhiều thời gian để bào chế. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học, các nhà khoa học đã kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tạo ra các sản phẩm tiện sử dụng có nguồn gốc từ thảo dược. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này, là sự ra đời sản phẩm từ bài thuốc cổ truyền của dân tộc Di – Trung Quốc, điều này đã đem đến nhiều sự thuận tiện cho bệnh nhân khi sử dụng.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline