Giải đáp thắc mắc: Đau bụng kinh nên ăn trái cây gì?

Đau bụng kinh nên ăn trái cây gì? Rất nhiều chị em đã đặt ra câu hỏi này bởi đây là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, gây ra những tác động tiêu cực tới chất lượng công việc và cuộc sống. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên, bạn nhé!

Đau bụng kinh là gì?

Những cơn đau âm ỉ, co thắt ở phần bụng dưới xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt của một số phụ nữ được gọi là đau bụng kinh. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà mức độ và thời gian kéo dài của cơn đau này thường không giống nhau. Một số chị em chỉ bị đau thoáng qua, thế nhưng, nhiều người lại đau dữ dội đến mức vã mồ hôi, thậm chí là choáng ngất, ảnh hưởng tới sức khỏe và làm gián đoạn quá trình học tập cũng như công việc hàng ngày.

Đau bụng kinh có mấy loại?

Dựa vào nguyên nhân gây đau bụng kinh mà tình trạng này được chia làm 2 loại như sau:

- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường xuất hiện ở các bạn gái mới bước vào độ tuổi dậy thì, trong 2 - 3 năm đầu, sau đó giảm dần hoặc chấm dứt hẳn. Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát là do cơ trơn tử cung co bóp quá mức nhằm đẩy máu kinh ra ngoài. Bên cạnh đó, một số bạn gái có tử cung quá hẹp hoặc nằm ở vị trí không bình thường cũng có thể bị đau bụng kinh nguyên phát.

- Đau bụng kinh thứ phát: Đây thường là những cơn đau dữ dội do tác động của một số bệnh lý vùng chậu gây ra, cụ thể là:

Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng các mô nội mạc tử cung xuất hiện ở những bộ phận khác như: Buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang,… gây viêm và hình thành sẹo dính, dẫn đến triệu chứng đau bụng, đau vùng chậu trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ, máu kinh ra nhiều bất thường,...

U xơ tử cung: Là những khối u lành tính xuất hiện trong thành tử cung do sự tăng trưởng bất thường của các mô cơ tử cung, có thể dao động về số lượng, kích thước và vị trí.

Bệnh viêm vùng chậu: Đây là tình trạng nhiễm trùng vùng chậu, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. 

Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung quá hẹp cản trở kinh nguyệt chảy ra ngoài, khiến máu kinh ứ đọng, gây đau tức vùng bụng dưới, thậm chí viêm nhiễm.

Đau bụng kinh nên ăn trái cây gì?

Khi bị đau bụng kinh, rất nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và luôn mong muốn tìm kiếm những biện pháp để cải thiện. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia nhận định rằng, yếu tố ăn uống cũng có thể tác động tới tình trạng này. Vậy người bị đau bụng kinh nên ăn trái cây gì? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

Chuối

Chuối là loại trái cây quen thuộc, được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, trong đó có Việt Nam. Trong chuối có rất nhiều magie và chất xơ, giúp giảm co thắt, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Nhờ đó, chuối giúp giảm đau bụng kinh và hạn chế các triệu chứng khó chịu khác trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể ăn chuối trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố, dùng kèm với socola đen. 

Chanh

Chanh rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Đây là vitamin có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm vào máu. Hơn thế, loại quả này cũng chứa rất nhiều chất xơ, đóng vai trò cần thiết trong quá trình tiêu hoá. Vì vậy, một cốc nước chanh ấm kèm chút mật ong là lựa chọn rất tốt với những bạn gái bị đau bụng kinh.

Cam

Cam chứa lượng lớn vitamin C cùng một số dưỡng chất cần thiết khác như: Magie, kali và vitamin D,... Từ đó, cam giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào, tăng hấp thụ chất sắt và giảm co thắt tử cung hiệu quả. Chính vì vậy, bạn có thể ăn một vài quả cam hoặc vắt nước uống mỗi ngày để giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Dưa hấu

Dưa hấu chứa hàm lượng nước rất lớn, có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giảm triệu chứng đầy hơi. Bên cạnh đó, dưa hấu còn giàu vitamin C, D, E và chất xơ giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện những cơn đau bụng kinh hiệu quả. Vì vậy, một ly nước ép hoặc sinh tố dưa hấu không đá sẽ rất phù hợp cho chị em trong những “ngày ấy”.

Dứa

Dứa rất giàu hoạt chất bromelain, có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giảm đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Không những thế, thành phần magie dồi dào trong dứa còn giúp làm giảm lượng máu kinh, hạn chế tụt huyết áp. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chị em nên uống mỗi ngày 1 ly nước ép dứa để cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

Bơ là loại trái cây giàu acid béo omega-3 có khả năng chống viêm, giúp cải thiện tâm trạng và giảm đau bụng kinh một cách tự nhiên. Trong kỳ kinh, mỗi ngày chị em chỉ cần ăn trực tiếp nửa trái bơ hoặc chế biến thành salad, sinh tố không đường,... thì tình trạng đau bụng kinh sẽ được cải thiện đáng kể.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline