Đậu đỏ chữa đau bụng kinh

Đậu đỏ chữa đau bụng kinh 

Đậu đỏ không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc chữa nhiều bệnh.

Trong đậu đỏ có nhiều protein dưới dạng albumin, lipit (chất béo) có nhiều axit béo không no, có nhiều vitamin B1, B2 và các khoáng chất quý hiếm có hoạt chất sinh học cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể nâng cao mức đề kháng...

Trong Đông y, đậu đỏ còn được gọi là xích tiểu đậu là một vị thuốc trong Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể, dùng cho người hư nhược, mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh nở.

Xích tiểu đậu còn là vị thuốc có tác dụng lợi thủy hành huyết tiêu sưng tấy, rút mủ. Dùng chữa các bệnh thuỷ thũng, ung nhọt, tả lỵ...

Chữa bế kinh, đau bụng kinh: Đậu đỏ 30g, gạo tẻ 30g, đường mạch nha vừa đủ dùng. Đậu đỏ cùng gạo nấu nhừ cho đường mạch nha vào vừa ngọt, ăn hết trong ngày.

Chữa viêm gan cấp hoặc vàng da: Xích tiểu đậu 30g, táo tầu 30g, nhân hạt lạc 30g, đường cát lượng vừa đủ nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày.

Chữa xơ gan cổ trướng: Đậu đỏ 200g, cá chép 300g (1 con). Cá chép làm sạch, bỏ nội tạng, vo sạch đậu đỏ, cho nước nấu thành canh, đậu mềm là được.

Ăn cá uống nước canh. Mỗi ngày hay cách ngày ăn 1 lần cho đến khi bệnh khỏi. Công hiệu lợi tiểu, chống phù thũng.

Đậu đỏ chữa đau bụng kinh - 1
Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông bằng đậu đỏ.

Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông: Đậu đỏ 20g, hạt bo bo 30g, gạo 30g, đường vừa đủ. Cho đậu đỏ đã ngâm mềm vào nồi nấu sôi, hạ lửa chờ đậu mềm nhừ thì cho bo bo và gạo nấu tiếp đến nhừ cho đường vừa ngọt thành chè đậu đỏ, ngày ăn 2 lần trong nhiều ngày.

Món này có công hiệu hồi phục chức năng hệ tiêu hoá, lợi tiểu.

Lợi sữa, thông tiểu: Đậu đỏ 250g. Đậu đỏ vo sạch cho vào nồi, đổ 500ml nước nấu trong 20 phút, bỏ đậu uống nước.

Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ thông sữa, tiêu phù.

Chè thanh nhiệt trừ thấp: Đậu đỏ 50g, củ mài (hoài sơn) 50g, đường vừa phải.

Chữa sỏi tiết niệu: Đậu đỏ 50g, gạo tẻ 50g, màng trong mề gà (kê nội kim) 20g phơi khô tán bột, đường trắng vừa đủ.

Lấy đậu đỏ cùng gạo nấu thành chè, trộn màng gà trong mề gà đã tán bột vào, cho đường khuấy đều, ngày ăn 2 lần. Một liệu trình là 30 ngày.

Chữa đau lưng: Đậu đỏ 50g, vỏ dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 50g. Tất cả sắc uống chia 2 lần trong ngày, cần sử dụng vài ngày.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline