Đau bụng kinh có nguy hiểm không? Làm sao để bớt đau?

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống của chị em. Vậy đau bụng kinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Làm thế nào để giảm đau bung kinh? Nếu cũng đang có những thắc mắc ở trên, mời bạn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới ở phụ nữ trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh có rất nhiều triệu chứng: Đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau dữ dội ở bụng dưới; Đau lan ra lưng và xuống đùi; Cảm thấy áp lực trong bụng; Ngoài ra, một số biểu hiện khác có thể đi kèm như: Ngực căng trướng, đầu ngực hơi đau; Hoa mắt; Chóng mặt; Đầy bụng; Buồn nôn; Người mệt mỏi; Thường xuyên đi ngoài; Phân lỏng;…

Mức độ đau không giống nhau ở mỗi người, có người chỉ cảm thấy hơi nhói một chút ở bụng dưới, nhưng nhiều trường hợp đã ví cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt tương đương như gãy một chiếc xương sườn.

Đau bụng kinh chia làm 2 dạng với các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

- Đau bụng kinh nguyên phát là do sự gia tăng hàm lượng prostaglandin giúp thúc đẩy hiện tượng bong các niêm mạc và mô trong tử cung đi ra cùng với máu; Đồng thời các cơ tử cung phải co thắt để đẩy máu kinh ra ngoài gây đau.

- Đau bụng kinh thứ phát thường là những cơn đau dữ dội, do mắc phải một số bệnh phụ khoa như: Viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Với thắc mắc đau bụng kinh có nguy hiểm không, bạn cần xác định rõ loại đau bụng kinh mà bản thân đang mắc phải.

Thực tế, đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì do nội tiết tố chưa ổn định. Triệu chứng đau có thể xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt 1 ngày và kéo dài không quá 12 tiếng. Tình trạng này đa số sẽ chấm dứt khi chị em đã lập gia đình và sinh con. Hiện tượng đau bụng kinh như vậy thường không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội đến mức không thể chịu được, đau thắt trong khoảng thời gian hơn 12h, thậm chí khiến cho cơ thể bủn rủn, hoa mắt chóng mặt; Đồng thời xuất hiện các triệu chứng như: Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, sốt,… không thể hoạt động bình thường, ăn uống được, phải nghỉ học, làm,... thì bạn cần hết sức lưu ý. Bởi đây thường là biểu hiện khi mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như:

- Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung hiện diện ở các vị trí khác, bên ngoài tử cung, làm tổn thương cơ quan sinh sản và gây đau bụng kinh dữ dội, nếu không chữa kịp thời có thể gây vô sinh.

- U xơ tử cung: Là khối u lành tính xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung, có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt với những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

- U nang buồng trứng: Đau bụng kinh cũng là dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng. Đây là khối u lành tính, nhưng nếu để lâu nó có thể cản trở quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ.

Vì vậy, chị em cần có biện pháp điều trị kịp thời để tránh gây ra những ảnh hưởng đáng tiếc đến công việc cũng như sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Làm thế nào để giảm đau bụng kinh?

Như bạn đã biết, đau bụng kinh có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng công việc, cuộc sống của các chị em. Vì vậy, cần sớm tìm ra cách để giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản giúp giảm đau bụng kinh tức thì như sau:
- Chườm nước ấm. Bạn chỉ cần đặt miếng dán giữ nhiệt hay một chai nước ấm lên bụng. Nhiệt độ cao sẽ giúp cải thiện sự co thắt của các cơ trơn tử cung, cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng.

- Đắp gừng tươi: Hãy lấy gừng tươi giã nhỏ hoặc cắt lát rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5 – 7 phút, triệu chứng đau bụng kinh sẽ giảm dần.

- Massage nhẹ: Nên thường xuyên massage nhẹ nhàng phần bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Massage sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

Bên cạnh đó, chị em cần tăng cường sức khỏe thể chất từ sâu bên trong bằng cách xây dựng lối sống khoa học. Cụ thể:

- Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và thức quá khuya,...

- Trong chế độ ăn hàng ngày, nên tránh các thực phẩm mặn và có chứa chất kích thích, không uống rượu bia, không hút thuốc,... Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ và uống nhiều nước.

- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Những bộ môn như chạy bộ, đi bộ,… vừa nhẹ nhàng lại giúp nâng cao thể lực, cải thiện chứng đau bụng kinh rất hiệu quả.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Các loại thảo dược nổi tiếng trong việc điều kinh giảm đau, hoạt huyết hóa ứ là đương quy, hương phụ, đan sâm, nga truật, sài hồ bắc,… giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline