Đau bụng kinh có gây vố sinh không?

Đau bụng kinh thường gặp ở những bạn gái còn trẻ, mới bước vào tuổi dậy thì, có những bạn chỉ đau trước ngày "đèn đỏ" một ngày nhưng có những bạn lại đau đến khi hết kinh mới thôi. Đau bụng kinh là triệu chứng khó chịu thường gặp ở chị em, nó khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, đau lưng, đau bụng âm ỉ, có khi đau dữ dội kèm theo hạ huyết áp, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn…thậm chí có thể dẫn tới hôn mê. Đau bụng kinh có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ còn trẻ, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc vài ngày.

Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Nguyên nhân là đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn đẩy máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng... Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.

Thực tế, trong số các phụ nữ bị vô sinh, có tới 30-50% có tổn thương lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng...

Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì nó rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện sớm thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra đau bụng kinh còn do một số nguyên nhân sau: 
- Vận động quá mạnh, trúng gió, người bị ướt hoặc bị cảm lạnh trong kì kinh nguyệt đều gây đau bụng kinh.
- Môi trường ô nhiễm, sống ở những nơi chịu những kích thích từ không khí của những chất hóa học hoặc công nghiệp như: xăng, dầu, hương nến…cũng gây nên đau bụng kinh.
- Ống cổ tử cung quá hẹp sẽ làm cản trở dòng lưu thông của kinh nguyệt gây đau bụng kinh
- Tử cung phát triển không tốt kết hợp với sự cung ứng máu bất thường gây thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung gây đau bụng.
- Nhân tố gen di truyền: con gái bị đau bụng kinh có mối liên quan nhất định đến người mẹ.
- Yếu tố nội tiết: đau bụng trong kì kinh nguyệt có liên quan đến sự gia tăng của progesterone

Do vậy, khi thấy đau bụng kinh kéo dài và khác thường, chị em phụ nữ không nên cố chịu đựng mà hãy đii khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline