Đau bụng khi hành kinh không nên coi thường

Đau bụng khi sắp tới kỳ kinh nguyệt là nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ. Khi hết chu kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bình thường cũng hết theo. Do đó, nếu đã qua ngày đèn đỏ mà những cơn đau bụng vẫn hành hạ bạn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung (là tình trạng các tế bào của lớp màng lót tử cung xuất hiện ở những nơi khác trong cơ thể).

Trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nữ giới thường mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt, chỉ có một số ít không có “báo hiệu” trước. Những cơn đau có thể là đau nhẹ, râm ran cũng có thể đau quặn thắt, xuất hiện ở vùng bụng, vùng chậu, gây bất tiện và mệt mỏi cho chị em. Nếu tình trạng đau nhiều, thời gian kéo dài rất có thể bạn đã mắc một bệnh nào đó chứ không phải đơn giản chỉ là đau bụng kinh thông thường. Chính vì vậy, chị em nên chú ý một số những biểu hiện bệnh sau đây: 

 Đau bụng thông thường:

Là cảm gác đau bụng dưới, đau nhẹ, râm ran. Tình trạng đau có thể kéo dài một vài giờ và có thể khắc phục bằng thuốc giảm đau.

-       U nang buồng trứng:

U nang buồng trứng là một trong những bệnh phổ biến ở nữ giới. Khi có hiện tượng đau nhiều, đau quặn thắt, có kèm chảy máu thì rất có thể bạn đang bị u nang buồn trứng. Chị em nên đi khám sớm vì bệnh để lâu không có lợi cho sức khỏe.

-         Lạc nội mạc tử cung:

Là khi bạn bị đau bụng đột ngột, đau nhiều hơn mọi khi, đau khi đang quan hệ tình dục.

-         Viêm vòi trứng:

Là tình trạng đau bụng dữ dội khi rụng trứng nguyên nhân do vòi trứng bị viêm.

-         Viêm vùng chậu mãn tính:

Nguyên nhân thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục… Đau bụng do viêm vùng chậu dễ tái phát và thường có biểu hiện đau nhiều, đau quặn một cách trầm trọng.

Để hạn chế tình trạng đau bụng kinh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Chườm nước ấm:

Lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm vào phần bụng dưới . Đây là một phương pháp thường được các chị em dùng khi bị đau bụng kinh, chườm nước ấm sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.

2. Đắp gừng tươi:

Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.

3. Dán cao hoặc xoa dầu:

Một số bạn gái thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương háp trên.

4. Massage nhẹ :

Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

5. Sữa hoặc sữa chua :

Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.

6. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ:

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này  là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này cũng giúp bạn giảm đau bụng kinh.

7. Giữ ấm cho cơ thể

Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau bụng kinh đáng kể.

8.  Tắm muối khoáng

Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.

9.  Tập thể dục

Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong ngày đèn đỏ.

10.  Tập yoga

Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau bụng kinh, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

Để giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh các bạn gái nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày đèn đỏ, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, ..Tránh để cơ thể bị lạnh, ướt trong thời kì kinh nguyệt.

Ngoài ra xu hướng hiện nay thiên về sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên trong việc hỗ trợ giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn  bằng các vị thuốc thường dùng như : Đương quy, ngải cứu, ô dược… không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt giúp người phụ nữ khỏe hơn, da dẻ hồng hào tươi sáng hơn.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline