Đau bụng kinh là hiện tượng diễn ra ở nhiều phụ nữ mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Họ khổ sở vì đau bụng dữ dội suốt nhiều ngày có kinh, cơ thể vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, nước da tái nhợt. Không chỉ có vậy, trong những ngày đèn đỏ, chị em còn bị cơn đau đầu hành hạ, tiêu chảy liên tục khiến cơ thể mỏi mệt, không thể làm bất cứ việc gì. Vậy giải pháp cho tình trạng này là gì?
Khổ sở vì đã bị đau bụng kinh lại còn tiêu chảy, đau đầu
Là triệu chứng thường xuyên, lặp đi lặp lại hàng tháng, đau bụng kinh dường như quá sức chịu đựng với nhiều người. Những người dễ gặp phải tình trạng này bao gồm: Các em gái mới bước vào tuổi dậy thì; phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở; những người đang mắc bệnh u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính tử cung…. Đau bụng kinh ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống và tinh thần của phái đẹp.
Thực tế cho thấy, đau bụng kinh khiến nhiều chị em “ăn không ngon, ngủ không yên” vào những ngày đèn đỏ. Trong suốt 4 – 6 ngày có kinh nguyệt, cơ thể khó chịu, mỏi mệt, đau dữ dội vùng bụng dưới, đau tức ngực. Nỗi khổ “đến tháng” còn tăng lên gấp bội khi có người bị thêm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy liên tục. Bởi thế mà dù đã nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc trong những ngày “đến tháng” thì phụ nữ vẫn không thể cảm thấy sung sướng.
Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao trong những ngày đèn đỏ lại bị thêm triệu chứng tiêu chảy, đau đầu? Đây có phải là dấu hiệu bất thường hoặc gây nguy hiểm cần phải đặc biệt chú ý?
Các bác sĩ cho biết: Đau đầu, tiêu chảy, đau mắt, căng thẳng thần kinh… là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ khi bị đau bụng kinh. Vì thế chị em không nên quá hốt hoảng, lo lắng mà hãy lắng nghe cơ thể mình và bình tĩnh theo dõi các triệu chứng này. Nếu hết chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể không còn bị đi ngoài hay đau đầu thì đó là dấu hiệu bình thường. Hệ tiêu hóa chỉ bị rối loạn chức năng hoạt động trong những ngày có kinh. Vì thế, chị em cũng lưu ý cân bằng chế độ ăn uống; chọn những thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh; kèm theo đó là uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Cách chấm dứt nỗi ám ảnh vì đau bụng kinh đeo đẳng nhiều năm
Để chấm dứt đau bụng kinh đeo đẳng từ ngày mới dậy thì cho đến khi bước vào độ tuổi sinh nở, nhiều phụ nữ đã tìm đủ mọi cách từ tân dược đến các bài thuốc dân gian.
Một số loại thuốc giảm đau hay được mọi người sử dụng như paracetamol, aspirin, diclofenac, ibuprofe… Tuy nhiên, các cơn đau vẫn lặp lại hàng tháng và thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ như viêm loét đường tiêu hóa, dị ứng…
Theo một nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản cho thấy, đau bụng kinh cần thuốc giảm đau xảy ra ở 33% phụ nữ Nhật khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, với 6% phụ nữ, các thuốc giảm đau không hiệu quả. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy khoảng 1/3 phụ nữ có kinh nguyệt có thể cần can thiệp y tế.