Chữa rong kinh bằng ngải cứu - Mẹo hay đừng bỏ qua!

Rong kinh là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Chữa rong kinh bằng ngải cứu là mẹo dân gian được rất nhiều chị em truyền tai nhau về tính an toàn cũng như hiệu quả. Vậy cụ thể, cách dùng ngải cứu để đối phó với chứng rong kinh như thế nào? Mời bạn theo dõi ngay trong bài viết này!

Rong kinh là do đâu?

Rong kinh là tình trạng hành kinh không đúng với chu kỳ bình thường từ 3 - 5 ngày mà kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt và rất nhiều kể cả vào ban đêm. Bên cạnh đó, chị em bị rong kinh còn phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, khó thở, đau bụng kinh, máu vón cục,...

Theo y học hiện đại, rong kinh có liên quan trực tiếp tới quá trình hormone sinh dục estrogen và progesterone cùng tác động làm nội mạc tử cung (thành trong tử cung) dày lên, bong ra mỗi tháng, theo máu chảy ra ngoài, hình thành chu kỳ kinh nguyệt. Nếu hai hormone này mất cân bằng, nội mạc tử cung được tạo ra quá dày, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện là kinh ra ít hoặc nhiều, đau bụng kinh… Bên cạnh đó, rong kinh cũng có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa phổ biến như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung,...

Còn theo y học cổ truyền, tất cả những vấn đề bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả chứng rong kinh, đau bụng kinh là do khí huyết kém lưu thông (khí huyết ứ trệ). Từ đó, nội tiết tố rối loạn, số ngày hành kinh, lượng máu kinh bị ảnh hưởng, dẫn đến rong kinh, đau bụng kinh.

Mẹo chữa rong kinh bằng ngải cứu

Có thể thấy, khí huyết lưu thông kém, nội tiết tố rối loạn hoặc các bệnh phụ khoa là nguyên nhân chính dẫn đến rong kinh. Tình trạng này gây ra không ít phiền toái cho người mắc. Bởi vậy, tìm hiểu về các phương pháp điều trị, trong đó có cách chữa rong kinh bằng ngải cứu được nhiều chị em quan tâm. Vậy cụ thể, công dụng và cách dùng ngải cứu trị rong kinh như thế nào?

Ngải cứu (diệp) tên khoa học là Artemisia vulgaris thuộc họ Cúc. Đây là loại cây cỏ có giá trị cao, mùi hương đặc biệt, được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Mặc dù ngải cứu có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng đến nay, nó đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Theo đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt. Do đó, chữa rong kinh bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian được truyền tai nhau nhiều đời nay.

Dưới đây là 3 cách dùng ngải cứu trị rong kinh đơn giản mà chị em có thể tham khảo:

Cách 1:

Nguyên liệu chỉ cần 20g ngải cứu khô, rửa sạch rồi đun với nước như sắc trà. Với 20g ngải cứu, bạn nên sắc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn còn 500ml thì ngừng đun. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Nên áp dụng cách này tối thiểu 1 tuần trước khi tới chu kỳ kinh nguyệt để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách 2:

Nguyên liệu gồm có: 16g ngải cứu, 12g cỏ hôi, 12g ích mẫu, 12g hy thiêm, 12g hương phụ chế. Cho tất cả nguyên liệu nấu cùng 600ml nước, ninh cạn đến khi còn 100ml nước thì có thể tắt bếp. Chia lượng nước uống 2 lần trong ngày.

Cách 3:

Nguyên liệu bao gồm: 12g mỗi loại (ngải cứu, cao ban long, bạch thược), 16g thục địa, 8g các loại (xuyên khung, xuyên quy, a giao, hắc phụ chế, 6g thán khương). Cho tất các nguyên liệu nấu chung với 5 chén nước, đến khi cạn còn 1 chén nước là được. Chị em cũng chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Vì dược tính cao nên chuyên gia đưa ra khuyến cáo với các trường hợp người bị viêm gan, phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ, người bị rối loạn đường ruột cấp tính... không nên sử dụng ngải cứu. Ngoài ra, sử dụng ngải cứu quá mức, kéo dài trên 4 tuần có thể gây rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn, nôn và co giật

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline