Chữa đau bụng kinh bằng bấm huyệt - Mẹo hay không nên bỏ lỡ!

Đau bụng kinh ảnh hưởng tới hàng triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, gây ra không ít phiền toái, tác động tiêu cực tới sức khoẻ và cuộc sống. Nhiều người truyền tai nhau về cách chữa đau bụng kinh bằng bấm huyệt. Vậy thực hư hiệu quả và cách thực hiện phương pháp này ra sao? Mời bạn theo dõi ngay trong bài viết này!

Đau bụng kinh là do đâu?

Đau bụng kinh là hiện tượng vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường diễn ra khoảng 1 - 2 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số chị em, cơn đau này có thể kéo dài suốt kỳ kinh với mức độ cực kỳ khủng khiếp, vật vã, đổ mồ hôi,... kèm theo tình trạng rong kinh, máu kinh vón cục thâm đen. Lúc này, bạn cần hết sức lưu ý vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, tiêu biểu như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

Theo nhận định của các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố gây đau bụng kinh, chẳng hạn như: Tuổi tác, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, stress, tăng - giảm cân đột ngột,... nhưng nguyên nhân sâu xa là do khí huyết lưu thông kém, khiến nội tiết tố không ổn định, từ đó dẫn đến những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, khí huyết ứ trệ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa dẫn tới đau bụng kinh dữ dội.

Chữa đau bụng kinh bằng bấm huyệt

Có thể thấy, đau bụng kinh thường xuất hiện khi khí huyết kém lưu thông. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các chị em. Do đó, tìm hiểu về các phương pháp giúp giảm đau bụng kinh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh, nhưng không phải cách nào cũng đảm bảo được độ an toàn cũng như hiệu quả. Trong đó, sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền mà ông cha ta lưu truyền lại từ xa xưa vẫn là lựa chọn của nhiều người, tiêu biểu như mẹo chữa đau bụng kinh bằng bằng bấm huyệt. Vậy phương pháp này có hiệu quả không?

Trong y học cổ truyền, đau bụng kinh hay thống kinh, là do sự mất điều hòa khí huyết ở hai mạch nhâm và xung. Chứng này gây nhiều khó chịu và đau đớn cho chị em phụ nữ. Do đó, mục đích của bấm huyệt chính là nhờ các động tác xoa bóp, day, miết vùng bụng dưới để lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng tạng phủ, thông kinh hoạt lạc, từ đó giúp giảm những cơn đau bụng kinh.

Theo y học hiện đại, trên cơ thể con người có 108 huyệt đạo, trong đó gồm 72 huyệt cơ bản và 36 huyệt quan trọng. Các huyệt này nối với 12 đường kinh và 8 mạch kỳ kinh. Theo đó, huyệt, kinh mạch, tạng phủ có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, bấm huyệt tác động đến da thịt, hệ thống dây thần kinh, cơ quan thụ cảm, mạch máu để làm thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết. Do đó, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, mang oxy đến thành tử cung, làm dịu cơ trơn và hỗ trợ đào thải máu, niêm mạc ra bên ngoài qua âm đạo, sản sinh hormone endorphin giảm đau nội sinh, giãn cơ, cải thiện những cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể day bấm huyệt trước kỳ kinh hoặc thực hiện khi cơn đau bùng phát. Nên day ấn huyệt vị trong 3 – 5 phút với lực vừa phải, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau và cải thiện các triệu chứng khó chịu. Các huyệt vị có tác dụng giảm đau bụng kinh bao gồm:

- Giáp tích L1 – L2: Huyệt nằm ở vị trí xương cụt thứ 12 đo ngang ra 0.5 thốn. Huyệt có tác dụng giảm đau nhức, điều hòa kinh mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu.

- Thái xung: Huyệt Thái xung nằm ở khe giữa ngón chân số 1 và số 2 đo ngược lên 1.5 thốn. Huyệt có tác dụng chữa chứng rong kinh, đau bụng kinh và đau nhức vùng lưng do thoát vị đĩa đệm.

- Huyết hải: Để xác định huyệt, cần ngồi co đầu gối, buông thõng chân. Sau đó đo từ xương bánh chè đầu gối lên 2 thốn, huyệt nằm ở khe lõm giữa cơ rộng trong và khe lõm giữa cơ may. Bấm huyệt vị này có tác dụng thanh huyết, điều kinh và chủ trị đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều.

- Tam âm giao: Tam âm giao nằm ở mặt trong bắp chân, đo từ đỉnh cao của mắt cá chân lên khoảng 3 thốn. Tác động lên huyệt vị này có tác dụng ích thận, điều huyết, thông khí trệ và thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau bụng kinh.

- Thập thất chùy hạ: Để xác định huyệt, dùng ngón tay ấn mạnh vào vùng dưới xương chậu cho đến khi có cảm giác đau tức. Khi bấm huyệt vị này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn tử cung và giảm đau bụng kinh.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline