Đau bụng kinh gây ra rất nhiều phiền toái cho chị em. Mới đây, một cô gái trẻ đã tử vong vì lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Vấn đề "uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không" đang được rất nhiều người quan tâm và biện pháp cải thiện an toàn.
Các loại thuốc giảm đau bụng kinh hiện nay
Thuốc giảm đau bụng kinh được rất nhiều bạn gái sử dụng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt nhằm kiểm soát các cơn đau. Tuy nhiên, có nên uống thuốc giảm đau không? Uống nhiều thuốc giảm đau bụng kinh có hại gì không? Đây là các câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sau đây là các thuốc giảm đau bụng kinh thường được sử dụng:
Uống thuốc giảm đau bụng kinh dolfenal
Dolfenal là thuốc kháng viêm không steroid dùng để giảm đau, kháng viêm. Thuốc này có tác dụng nhanh nên sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. Thuốc dolfenal hoạt động bằng cách ngăn chặn prostaglandin trong cơ thể để giảm đau và sưng. Khi sử dụng dolfenal, bạn nên tránh các đồ ăn thức uống ảnh hưởng đến dạ dày.
Việc uống thuốc giảm đau bụng kinh dolfenal có thể ảnh hưởng đến dạ dày
Uống thuốc giảm đau bụng kinh cataflam
Cataflam là một muối của diclofenac, thuộc nhóm thuốc giảm đau không steroid, được dùng trong các trường hợp như đau bụng khi hành kinh, viêm nhiễm phụ khoa,...
Uống thuốc giảm đau bụng kinh panadol
Panadol được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ đến trung bình. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi. Tuy nhiên cần lưu ý, không dùng cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc và người mắc các bệnh gan.
Uống thuốc giảm đau bụng kinh diclofenac
Đây cũng là một nhóm thuốc kháng viêm không steroid, được dùng để giảm đau, chống viêm. Thuốc diclofenac thường được dùng để giảm đau răng, đau nhức cơ, sau phẫu thuật,... Thuốc diclofenac có tác dụng chậm nếu các cơn đau bất ngờ và nghiêm trọng.
Thuốc giảm đau bụng kinh diclofenac
Uống thuốc giảm đau bụng kinh ibuprofen
Ibuprofen thuộc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hoạt động bằng cách giảm các hormone gây viêm và đau trong cơ thể. Ibuprofen được sử dụng giúp giảm đau bụng kinh, viêm khớp, đau răng,...
Uống thuốc giảm đau khi đến tháng có hại không?
Đau bụng kinh thường ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn. Cách nhanh chóng để giảm cơn đau là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, dùng thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Chắc chắn là có!
Bạn có thể trải qua một thời gian khó khăn do đau bụng kinh, bây giờ lại phải đối phó với tác dụng phụ của thuốc giảm đau nếu bạn sử dụng chúng trong thời gian dài.
-
NSAID: Trào ngược acid là tác dụng phụ khó chịu khác của việc dùng thuốc chống viêm không steroid để giải quyết các cơn đau bụng kinh. Buồn nôn và nôn, đau dạ dày, nhịp tim bất thường và tức ngực, chóng mặt, tiêu chảy,...
-
Ngoài NSAID, các nhóm thuốc giãn cơ có thành phần alverin, drotaverin,... cũng có thể gây khô miệng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn bài tiết mồ hôi, rối loạn nhịp tim,...
-
Các thuốc tránh thai cũng có thể được sử dụng để làm thuốc giảm đau bụng kinh. Nhóm này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, khô âm đạo, đau đầu, chóng mặt, hình thành cục máu đông và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Thuốc giảm đau bụng kinh có thể gây ra viêm loét dạ dày
Uống thuốc giảm đau có ảnh hưởng gì đến vô sinh không?
Nguyên nhân vô sinh có thể bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Có mối liên hệ giữa vô sinh và thuốc giảm đau bụng kinh. Việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố nữ của bạn và góp phần gây ra vấn đề mang thai Một nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan giữa NSAID với chứng rối loạn trứng. NSAID hoạt động thông qua enzym cyclo-oxygenase (COX). COX liên quan đến quá trình rụng trứng và việc can thiệp vào quá trình sản xuất hoặc hoạt động của COX có thể cản trở quá trình rụng trứng, làm các nang trong buồng trứng không giải phóng trứng, dẫn đến không rụng trứng và không mang thai.
Cô gái 28 tuổi tử vong vì uống thuốc giảm đau bụng kinh liên tục
Không thể phủ nhận những hiệu quả nhất định của một số loại thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt kể trên, nhưng đa số đều tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm. Và trường hợp cô gái 28 tuổi người Thái Lan tên là Chidapa Pornngam tử vong vì sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt liên tục là một ví dụ đáng “báo động đỏ”.
Cụ thể, theo chia sẻ từ Chudapa (25 tuổi - em gái của Chidappa), Chidapa chưa kết hôn, mỗi tháng cô ấy luôn phải chống chọi với cơn đau bụng quằn quại, dai dẳng kéo dài cả chu kỳ. Thậm chí, chị gái cô đã từng gặp các triệu chứng khác như tức ngực, nôn mửa, đau bụng dữ dội đến mức ngất xỉu. Thế nhưng, do chủ quan, Chidapa chỉ tới các hiệu thuốc và mua thuốc giảm đau về uống. Thuốc giúp cô tạm thời không phải chịu các cơn đau bụng như trước, nhưng kể từ đó, cô phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau kéo dài suốt mấy năm trời mà không biết tác hại của thuốc giảm đau bụng kinh.
Tự ý uống thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt, cô gái trẻ không biết sức khỏe đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
Thế rồi vào ngày 2/8, cũng như thường lệ, Chidapa tiếp tục uống thuốc giảm đau bụng kinh khi tới kỳ. Thế nhưng, vừa uống xong khoảng 30 phút, cơn đau bụng kinh dữ dội lại xuất hiện khiến cô ngất xỉu. Ngay lập tức, cô được người thân đưa vào bệnh viện. Bác sĩ cho biết, huyết áp của cô đã giảm xuống đến mức báo động, tim đập nhanh, cơ thể ra mồ hôi và hôn mê do tác hại của thuốc giảm đau bụng kinh. Ngày 4/8, tình trạng của cô dần xấu đi sau khi trải qua cơn đau tim dữ dội và cô ấy đã ra đi ở tuổi 28.
Đối với Chidapa, việc lạm dụng thuốc giảm đau thường xuyên mà không theo chỉ định của bác sĩ đã khiến cô gặp phải các tác động tiêu cực đến bộ não, dần dần ảnh hưởng đến vận hành của phổi, gây áp lực lên tim mạch,... và cuối cùng dẫn tới tử vong. Vì vậy, có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không? Câu trả lời là có nhưng cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng và lạm dụng nó quá nhiều.
Bạn có thể kiểm soát cơn đau bụng kinh của mình bằng cách nào khác?
Tùy vào nguyên nhân gây đau bụng kinh mà bạn có thể cân nhắc việc có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh hay không.
Các biện pháp cải thiện đau bụng kinh không cần thuốc
Thay vì lạm dụng các thuốc giảm đau bụng kinh tiềm ẩn nhiều biến chứng, bạn nên áp dụng các biện pháp an toàn này trước khi uống thuốc giảm đau bụng kinh. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia nhận thấy rằng, có rất nhiều cách giảm đau bụng kinh bụng kinh tự nhiên cho hiệu quả tích cực. Bạn có thể tham khảo vài phương pháp đơn giản dưới đây:
-
Chườm bụng: Chườm bụng bằng nước ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tử cung giảm co thắt, cơn đau bụng kinh sẽ dịu đi.
Chườm bụng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
-
Đắp gừng: Giã nát gừng tươi hoặc xắt gừng thành những lát mỏng, đắp lên vùng bụng dưới. Tính nóng của gừng cũng sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau bụng kinh khó chịu.
-
Ăn trứng gà và ngải cứu: Ngải cứu có công dụng điều hòa kinh nguyệt và những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như: Kinh nguyệt không đều, chậm trễ kinh, đau bụng kinh,... Chiên trứng gà với ngải cứu và ăn thường xuyên, bạn sẽ đẩy lùi được những cơn đau bụng kinh mỗi khi tới ngày “ đèn đỏ”.
-
Bạn có thể thử giảm đau bằng thuốc đông y đã được kiểm chứng như: Đan sâm, đương quy, ngải cứu, sài hồ bắc,... để làm thuốc giảm đau bụng kinh.
Sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên giúp cải thiện đau bụng kinh
Bên cạnh các biện pháp như trên, để giảm đau bụng kinh cho hiệu quả cao hơn, chị em nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine. N-acetyl-L-cysteine được các nhà khoa học nghiên cứu có tác dụng trong việc làm giảm đau bụng kinh và ngăn ngừa sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược như: Đan sâm, đương quy, hương phụ, sài hồ bắc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, lưu thông khí huyết. Sản phẩm đã được rất nhiều người tin dùng và có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị đau bụng kinh cũng như lạc nội mạc tử cung.
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Nếu bạn bị đau bụng kinh thì hãy áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc trước, kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine để cho hiệu quả cao hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng đau bụng kinh, bạn hãy để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới để được chuyên gia tư vấn cụ thể nhé.
Tài liệu tham khảo: