Các bài thuốc trị bế kinh

Các bài thuốc trị bế kinh

Bế kinh hay vô kinh thứ phát (đang có kinh tự nhiên không thấy có) do các nguyên nhân toàn thân như: nhiễm khuẩn cấp tính hay mạn tính, rối loạn dinh dưỡng và rối loạn tinh thần. Ngoài ra còn do nguyên nhân nội tiết như: thiểu năng hoạt động nội tiết của buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi và sự giảm sút tính cảm thụ của niêm mạc tử cung.

Y học cổ truyền đã có các bài thuốc chữa bế kinh có hiệu quả cho từng thể bệnh. Chữa bế kinh do phần huyết bị giảm (thiếu máu): Triệu chứng kinh nguyệt vài tháng không có, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, thở ngắn, lưng đau, ăn kém, gầy mòn, da khô. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Đảng sâm 20g, hoài sơn, ý dĩ, ích mẫu mỗi vị 16g; bạch truật, kỷ tử, thục địa, hà thủ ô, kê huyết đằng, ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Thục địa, đảng sâm mỗi vị 16g; bạch thược 12g, xuyên khung, đương quy, hoàng kỳ mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Thục địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, kỷ tử, hà thủ ô, sa sâm, long nhãn, ích mẫu mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 t hang.

Chữa bế kinh do ăn uống không điều độ, dinh dưỡng kém, lao động quá mệt nhọc gây thiếu máu. Triệu chứng: Bế kinh vài tháng, sắc mặt vàng, tinh thần mệt mỏi, tay chân lạnh, phù thũng, choáng váng, hồi hộp, hơi thở gấp, đầy bụng, ăn kém, tiêu chảy. Dùng các bài thuốc:

Bài 1: Hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm mỗi vị 12g; đương quy, sài hồ, thăng ma, bạch thược, đan sâm, ngưu tất mỗi vị 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Hoàng kỳ, đảng sâm, long nhãn, thục địa mỗi vị 12g; bạch truật, đương quy, mộc hương, táo nhân, phục linh, đại táo mỗi vị 8g; bạch thược, xuyên khung mỗi vị 8g; viễn chí 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bế kinh do lo nghĩ quá mức và do các bệnh mạn tính như lao phổi, viêm phế  quản hoặc sau các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn gây thiếu máu. Triệu chứng bế kinh vài tháng, người gầy mòn, sắc mặt trắng, hai gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô, ho khan hoặc khạc ra máu, ít ngủ. Dùng các bài thuốc:                                                                                                     

Bài 1: Tục đoạn, trạch lan mỗi vị 40g; bá tử nhân, ngưu tất mỗi vị 20g; thục địa 15g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bạch thược 240g, hoàng kỳ, cam thảo, ngũ vị tử, a giao, bán hạ chế, phục linh, đương quy, sa sâm, thục địa mỗi vị 80g. Tất cả các vị tán bột, ngày uống 12 - 20g.

Chữa bế kinh do bị lạnh: Triệu chứng kinh nguyệt mất vài tháng, bụng dưới đau lạnh,chân tay lạnh, ngực tức, buồn nôn. Dùng các bài thuốc:

 Bài 1: Đan sâm, ngưu tất mỗi vị 12g, xuyên khung 10g, quế chi, tía tô, bạch chỉ, uất kim, nga truật mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Ngưu tất, đảng sâm mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, bạch thược, nga truật, ban bì, quế chi mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bế kinh do đàm thấp gây ra người béo mập: Triệu chứng người béo mập, bế kinh, không muốn ăn, có lúc buồn nôn, nôn, tiểu tiện nhiều, miệng nhạt. Dùng các bài thuốc:

Bài 1: Đảng sâm 16g, đan sâm, ý dĩ mỗi vị 12g; hương phụ, trần bì, bán hạ chế, chỉ xác, nga truật, uất kim mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bạch truật 12g, thương truật, hương phụ, trần bì, nam tinh (củ chóc) chế, chỉ xác, bán hạ chế mỗi vị 8g; chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa bế kinh do huyết ứ: Triệu chứng bế kinh vài tháng, sắc mặt xanh, hạ vị căng trướng, miệng khô. Dùng các bài thuốc:

Bài 1: Cao ích mẫu mỗi ngày uống lượng tương đương 20-30g ích mẫu.

Bài 2: Ích mẫu 16g, ngưu tất 12g; đào nhân, uất kim, tạo giác thích (gai bồ kết), hương phụ mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Ngưu tất 12g, đương quy, huyền hồ, hồng hoa, xích thược, hương phụ, xuyên khung, đào nhân, đan sâm, trạch lan mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline