Hầu ở chị em khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Theo thói quen, rất nhiều người đã tự điều trị cho mình bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tác dụng và phản ứng phụ của các loại thuốc này. Bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ về ưu nhược điểm của các loại thuốc giảm đau bụng kinh hiện nay.
Ưu nhược điểm của thuốc trị chứng đau bụng kinh
1. Cataflam
Là muối natri của diclofenac, một dạng thuốc giảm đau không steroid, được dùng trong nhiều trường hợp giảm đau trong đó có đau khi hành kinh, viêm phần phụ trong phụ khoa. Với dạng thuốc viên uống, nếu dùng liều cao và dài ngày thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như gây loét đường tiêu hóa, gia tăng men gan, làm giảm chức năng thận. Khi dùng ở liều điều trị có thể thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị nhưng thường nhẹ, tự mất đi. Tránh dùng chung với các thuốc chống viêm không steroid khác (như aspirin), thuốc chống đông máu (heparin, ticlopidin). Không được dùng cho người viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển, người bị bệnh hen, người suy gan thận nặng, người có mẫn cảm với thuốc.
2. Mefenamic acid
Là một loại thuốc giảm đau không steroid. Trong đau bụng kinh cũng thường dùng thuốc uống, nhưng không dùng kéo dài quá 7 ngày. Với liều điều trị thuốc có thể gây buồn ngủ chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết nhưng hiếm gặp. Dùng thận trọng khi cơ thể mất nước, bị động kinh, không dùng cùng với thuốc chống đông (curamin), các thuốc giảm đau không steroid khác (như aspirin). Không được dùng cho người viêm loét dạ dày đang tiến triển, người bị hen, người có thai, người mẫn cảm với thuốc
3. Hyoscinum
Là thuốc chống co thắt có tác dụng gây giãn cơ. Cơ chế là làm liệt giao cảm, được dùng trong các trường hợp đau do co thắt trong đó có đau khi hành kinh. Thuốc có thể gây khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu tiện, dị ứng da nhưng nhẹ và hiếm gặp. Không dùng cho người glaucom, người rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến, người hẹp môn vị.
4. Alverine
Là thuốc chống co thắt có tác dụng hướng cơ. Cơ chế là làm hủy co thắt sinh ra do acetylcholine, được dùng giảm đau trong các trường hợp đau do co thắt trong đó có đau khi hành kinh. Trong đau bụng kinh, thường dùng thuốc uống. Không dùng cho người huyết áp thấp.
Cơn đau khi hành kinh là cơn đau do tăng co thắt. Hai thuốc cataflam, mefenamin là thuốc giảm đau chung, có nhiều tác dụng phụ, trong khi hai thuốc hyoscinum, alverin tác dụng có tính đặc hiệu làm giảm co thắt cơ, ít tác dụng phụ hơn. Thông thường nên dùng hyoscinum, alverin. Nhưng về cơ bản thì các loại thuốc tây cho đến thời điểm hiện này vẫn chỉ dừng ở vấn đề giải quyết triệu chứng, không giải quyết tận gốc được tình trạng đau bụng kinh.
5. Sản phẩm thảo dược giúp trị chứng đau bụng kinh
Theo Y học cổ truyền, các vị thuốc, bài thuốc từ Đông y có tác dụng hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, giúp khí huyết lưu thông trong mạch từ đó làm giảm đau bụng kinh. Tuy không có tác dụng cắt cơn đau nhanh như các thuốc Tây y, nhưng có tác dụng giảm đau từ từ qua từng chu kỳ và đặc biệt không gây ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh nở về sau. Chính vì vậy mà khi sử dụng các vị thuốc, bài thuốc Đông y giúp trị đau bụng kinh cũng sẽ an toàn hơn cho các chị em. Một số vị thuốc tiêu biểu phải kể đến như: nga truật, hương phụ, đan sâm… đã được sử dụng từ rất lâu trong dân gian, đem lại công dụng trị đau bụng kinh hiệu quả cho chị em phụ nữ.
Từ các vị thuốc trên, các nhà khoa học đã vận dụng kết quả nghiên cứu của y học hiện đại và kế thừa các bài thuốc của y học cổ truyền để tạo nên sản phẩm dạng viên tiện dùng để giảm thời gian phải đun sắc là viên nén.