Bấm huyệt chữa đau bụng kinh

Đau bụng kinh là triệu chứng rất đỗi quen thuộc với chị em phụ nữ vào ngày nguyệt san. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường, tuy nhiên nó lại gây ra những cơn đau âm ỉ hay dai dẳng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của những ai "sở hữu" nó. Vậy một câu hỏi đặt ra là có cách nào làm giảm các cơn đau trong kì kinh nguyệt mà không cần dùng thuốc?

Trong y học cổ truyền, đau bụng kinh được xếp vào chứng thống kinh, là do sự mất điều hòa khí huyết ở hai mạch nhâm và xung. Chứng này gây nhiều khó chịu và đau đớn cho chị em phụ nữ. Tuy vậy, xoa, xát, bấm huyệt có thể khắc phục được chứng này cho chị em trong những ngày “đèn đỏ”.

Trước kỳ kinh hoặc khi có cơn đau bấm day sâu, nhẹ nhàng huyệt thái xung 3 - 5 phút, sau đó lần lượt bấm các huyệt huyết hải, tam âm giao, tử cung 1 - 3 phút, sau đó nắm tay nắm đấm xát giáp tích L1 và L2 cho ấm nóng lên là được. Ngày có thể tác động 1 - 2 lần. Dưới đây là vị trí và tác dụng của các huyệt.
 
Tam âm giao: Nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3 thốn sát với bờ sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay. Trên lâm sàng có tác dụng trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều...
 
Huyết hải: Nằm ở mặt trong đầu gối cách điểm giữa bờ trên xương bánh chè lên trên 1 thốn vào phía trong 2 thốn. Huyệt này có công năng khứ ứ huyết, thúc đẩy chức năng của tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông huyết dịch...
 
Tử cung: Dưới rốn 4 thốn, đo sang 2 bên mỗi bên 3 thốn, có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, xung huyết tử cung...
 
Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn huyệt chỗ hõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân cái và ngón liền kề, có tác dụng bình can, lý huyết, sơ tiết, thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh can hỏa, trị đau bụng kinh...
 
Giáp tích L1 - L2: Từ xương sườn cụt thứ 12 gióng ra sau lưng. Đây là khu phản xạ thần kinh của tử cung, tác động vào giáp tích có tác dụng ôn ấm tử cung giảm đau.
 
Xoa bụng: Bạn hãy dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, từ nhẹ đến nặng trong 1 - 2 phút với cường độ chịu đựng được. Nếu có cảm giác lạnh bụng và tay chân bạn có thể dùng một chút dầu nóng thoa bụng và lòng bàn tay, bàn chân trước khi xoa bóp.

Xát bụng: Bạn dùng một bàn tay với các ngón tay khép chặt xát bên phải bụng dưới sang bên trái bụng dưới rồi xát xuống điểm giữa bờ trên xương mu rồi lại xát lên trên bên phải bụng dưới sao cho thành hình “tam giác”, cứ luân phiên như vậy trong 1 - 2 phút với cường độ chịu được sao cho vùng bụng dưới nóng lên là được.

Đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã có thể trả lời được câu hỏi phía trên rồi đúng không? Phương pháp xoa bóp bấm huyệt này hi vọng đã đem đến cho các bạn một bài tập bổ ích giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh, giúp các bạn thoải mái hơn trong những ngày "đèn đỏ".

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline