Bài thuốc chữa thống kinh

Thống kinh hay đau bụng kinh là bệnh lý phụ khoa rất thường gặp. Có thể đau trước, trong và sau hành kinh. Ở những em gái mới đến tuổi dậy thì, đau bụng dưới mang tính chất chu kỳ nhưng chưa thấy kinh lần nào có thể là do màng trinh không có lỗ thủng để kinh nguyệt chảy ra nên gây đau. Các bệnh viêm phần phụ, tử cung dị dạng hoặc lệch vẹo cũng là những nguyên nhân thường gặp. Phụ nữ có tuổi mắc bệnh này phần lớn lại do khí huyết ứ trệ gây đau. Ðau bụng dưới có thể gặp trước khi hành kinh và kéo dài trong suốt kỳ kinh nguyệt.

Đau trước khi hành kinh: Có 2 thể: thể huyết nhiệt và thể huyết ứ.

Thể huyết nhiệt: Trước lúc hành kinh, người bệnh đau bụng, đau lan ra hai bên bụng dưới, kinh nguyệt trước kỳ, lượng kinh nhiều, sắc kinh đỏ tím, đặc không có mùi hôi, môi đỏ, miệng đỏ, khô, tâm phiền, ít ngủ, táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng. Mạch hoạt sác, huyền sác. Dùng bài thuốc: Sinh địa 16g, huyền sâm 16g, địa cốt bì 12g, đào nhân 8g, ích mẫu 20g, uất kim 12g, hương phụ 8g, thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể huyết ứ: Đau trước hoặc mới hành kinh, bụng dưới đau, kinh ít, máu tím đen, ra huyết cục, khi kinh ra thì đỡ đau. Nếu có ứ huyết nhiều thì sắc mặt tím, da khô, miệng khô không muốn uống nước, lưỡi đỏ có điểm tím, rêu lưỡi bình thường. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Cao ích mẫu mỗi ngày uống 20-30g.

Bài 2: Ích mẫu 16g, đào nhân 8g, uất kim 8g, xuyên khung 8g, ngưu tất 8g, hương phụ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đau khi hành kinh:

Có 2 thể: thể khí trệ và thể hàn thực.

Thể khí trệ: Bụng dưới trướng đau, kinh nguyệt ít, lúc trướng căng thì ngực sườn đầy tức lợm giọng, rêu lưỡi mỏng.Mạch huyền. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Hương phụ 8g, ô dược 8g, sa nhân 8g, thanh bì 6g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Ô dược 8g, sa nhân 8g, hương phụ 8g, huyền hồ 8g, mộc hương 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể hàn thực: Đang hành kinh bị lạnh, cảm mạo phong hàn gây đau bụng kinh. Biểu hiện: nhức đầu, sợ lạnh, mỏi lưng, đau hạ vị, lạnh, chườm nóng thì đỡ đau, lượng kinh ít, màu đỏ sẫm có cục. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Quế chi, bạch chỉ càn cương, bán hạ chế, uất kim đều 8g, đan sâm 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Đương quy, đan bì, bán hạ chế mạch môn, ngô thù đều 8g, phục linh, tế tân, phòng phong, cao bản, càn cương mộc hương, cam thảo đều 4g, ô dược 8g, thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline