4 loại thảo dược chữa đau bụng kinh hiệu quả

Đau bụng kinh là hiện tượng đau vùng bụng dưới xảy ra trước và trong ngày đầu tiên của kì kinh nguyệt với các triệu chứng đau âm ỉ hoặc dữ dội ngoài ra kèm theo các triệu chứng như đau lưng, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi… và trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều chị em. Bên cạnh sử dụng các thuốc tây giúp giảm đau, chị em có thể áp dụng một số thảo dược thiên nhiên dễ tìm có tác dụng tốt cho việc chữa đau bụng kinh.

4 loại thảo dược chữa đau bụng kinh

Gừng

Là một loại thảo dược có tính nóng, có thể làm cho tình trạng đau bụng kinh dễ chịu hơn bằng cách giảm nồng độ prostaglandin, chất kích thích gây đau. Trong một nghiên cứu năm 2009, những người phụ nữ sử dụng 250mg viên nang gừng 4 lần/ ngày trong vòng 3 ngày đầu kì kinh nguyệt của chị em, thì mức độ giảm đau tương đương với hiệu quả chữa đau bụng kinh nguyệt bằng ibuprofen.

Một nghiên cứu được công bố trên BMC (bổ sung và thuốc thay thế) vào năm 2012, phân tích việc sử dụng bột rễ gừng hay giả dược trên 120 phụ nữ bị đau bụng kinh trung bình hoặc nặng, cho thấy rằng có sự khác biệt đáng kể trong mức độ đau giữa các nhóm sử dụng gừng và giả dược.

Những chị em dùng bột rễ gừng hai ngày trước khi bắt đầu kì kinh nguyệt và tiếp tục trong ba ngày đầu của kì kinh thì thời gian đau giảm được rút ngắn.

Cây thì là

Là một loại thảo dược với hương vị cam thảo, có chứa anethol (một hợp chất có tác dụng chống co thắt) có thể giúp chữa đau bụng kinh ở phụ nữ. Một nghiên cứu ở Iran được công bố trên Tạp chí Điều Dưỡng và Hộ Sinh vào năm 2015 khảo sát tác dụng của chiết xuất cây thì là (fennelin) và vitagnus so với các thuốc giảm đau acid mefenamic trong đau bụng kinh nguyên phát. Trong nghiên cứu này, 105 phụ nữ đau bụng kinh nhẹ đến trung bình sử dụng chiết xuất cây thì là, chiết xuất vitex (là một chiết xuất từ thực vật có hoa trong họ hoa môi), acid mefenamic, hoặc giả dược. Trong hai chu kì sau khi sử dụng thì nhóm sử dụng fennelin (thì là) và vitagnus đã có một hiệu quả tốt hơn so với các acid mefenamic.

Trà lá mâm xôi

Sử dụng môt ly trà lá mâm xôi có thể giúp chị em chữa đau bụng kinh, vì trà lá mâm xôi giúp các cơ trong tử cung được thư giãn. Tuy nhiên, chị em có vấn đề về hormone như ung thư vú hay cho con bú thì nên tránh xa lá mâm xôi đỏ.

Rau má

Rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc với người dân đất Việt, đặc biệt là với những người nông dân, mà nó còn là một dược thảo. Dược lý học hiện đại nghiên cứu cho thấy: rau má có chứa gluxit như asiaticoside cenlelloside các saponin như Brahmic axit, madasiatic axit và một số chất khác. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột bạch, chuột cống, các nhà khoa học nhận thấy rau má ngoài tác dụng an thần, làm lành vết thương còn có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt, làm giảm trương lực cơ trơn ở ruột (chống co thắt) từ đó giúp giảm đau vùng bụng. Trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy bột rau má khô uống với liều 3 lần trong một ngày, mỗi lần 5 – 7g có tác dụng giảm đau khá tốt.

Khi bị đau bụng kinh, chị em có thể lấy lá rau má, đặc biệt là rau má đang trổ hoa, đem phơi khô tự nhiên trong bóng râm, sau đó tán nhuyễn thành bột, mỗi ngày dùng khoảng 2 muỗng cà phê hòa với nước đun sôi để nguội, có thể cho thêm chút đường và nên uống vào buổi sáng trong những ngày hành kinh.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline