Chị em bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì? Đọc để áp dụng ngay!

Bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì? Chị em cần bổ sung các loại rau củ, gừng, cá, ngũ cốc, hạt lanh, trứng,... để giúp cân bằng nội tiết tố và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể cùng theo dõi bài viết sau để nắm được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt!

Bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì?

Chế độ ăn uống khoa học là một trong yếu tố then chốt giúp chị em có một chu kỳ kinh ổn định, đều đặn. Dưới đây là các loại thực phẩm giúp chị em “đẩy lùi” tình trạng rối loạn kinh nguyệt:

Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như yến mạch, mè, gạo lứt, đậu đỏ,… rất giàu chất xơ, protein, vitamin B có tác dụng cân bằng hormone trong cơ thể. Ngoài ra, ngũ cốc còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm stress, mệt mỏi. Từ đó, hỗ trợ làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả.

Cá 

Cá hồi, cá thu, cá mòi,… là nguồn bổ sung axit béo omega 3, omega 6, có tác dụng điều chỉnh lưu lượng máu, cân bằng nội tiết tố hiệu quả. Không những vậy, cá còn cung cấp protein dồi dào giúp cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi trong những ngày có kinh. Đồng thời hạn chế tình trạng viêm nhiễm phụ khoa – một trong những nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt không đều.

Bạn có thể chế biến các loại cá này thành các món như cá kho, cá sốt cà chua, canh cá,… hay nướng lên để thay đổi khẩu vị.

Ca-giup-ho-tro-cai-thien-tinh-trang-roi-loan-kinh-nguyet

Cá giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Hạt lanh

Hạt lanh chứa hàm lượng lớn estrogen ở dạng lignans - có tác dụng bổ sung nội tiết tố cho cơ thể nữ giới. Từ đó, giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm cảm giác trướng bụng, đau bụng kinh, thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ”. 

Hạnh nhân

Hạnh nhân là loại thực phẩm giàu protein, mangan, vitamin E, magie,… rất tốt cho kinh nguyệt và sức khỏe của chị em. Bên cạnh đó, hạnh nhân còn chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi trong những ngày có kinh, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả. 

Nho

Nho là loại trái cây chứa lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa và sắt dồi dào rất tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt. Mỗi ngày uống 1 ly nước ép nho hoặc ăn trực tiếp sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định, đều đặn hơn.

Mướp đắng

Mướp đắng là một thực phẩm tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt. Bởi mướp đắng chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B (B1, B2, B3), sắt, photpho. Mỗi ngày uống 1 cốc nước ép mướp đắng sẽ giúp cải thiện triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Nếu đắng quá khó uống, bạn có thể chế biến thành các món như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt,… cũng có tác dụng rất tốt.

Muop-dang-la-mot-thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-roi-loan-kinh-nguyet

Mướp đắng là một thực phẩm tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt

Gừng

Y học hiện đại đã có nghiên cứu chứng minh gừng giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Do đó, nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt hãy ăn sống một vài lát gừng tươi hoặc uống 1 ly trà gừng mỗi ngày sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Không chỉ vậy, gừng còn làm dịu các cơn đau thắt ở vùng bụng dưới hiệu quả trong những ngày hành kinh.

Nha đam

Tinh chất trong nha đam giúp cân bằng và điều chỉnh lại các loại hormone tác động đến chu kỳ “đèn đỏ” của chị em, nhờ đó mà chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn. Bạn có thể nấu nha đam thành món chè hoặc ăn cùng sữa chua. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý làm sạch lớp nhựa của nha đam để tránh gây dị ứng. 

Nghệ

Nghệ có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và là một vị thuốc giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, hợp chất có trong nghệ còn giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường lưu thông khí huyết. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh, rong kinh) hiệu quả.

Dứa

Dứa là một loại trái cây rất tốt cho chu kỳ kinh nguyệt bởi chúng chứa enzyme bromelain. Hợp chất này giúp các tế bào ở thành tử cung dễ dàng bong ra hơn trong kỳ hành kinh, kiểm soát lượng máu kinh ra đều đặn. Ngoài ra, ăn dứa mỗi ngày còn góp phần tăng tạo hồng cầu, bạch cầu, từ đó giúp cơ thể nhanh hồi phục sau mỗi kỳ rụng trứng.

Dua-giup-cai-thien-tinh-trang-kinh-nguyet-khong-deu

Dứa giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều

Cà rốt

Hàm lượng vitamin A, chất sắt có trong củ cà rốt tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, kiểm soát lượng máu kinh, từ đó giúp bù đắp lại lượng máu ở những người bị rối loạn kinh nguyệt gây thiếu máu. Bạn có thể sử dụng bằng cách uống nước ép hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

Sữa chua

Trong sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, làm giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, giảm đau bụng kinh và kinh nguyệt đều hơn. Bạn nên ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Xem thêm: Bị rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Bị rối loạn kinh nguyệt không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho chu kỳ kinh nguyệt như đã kể trên, để đảm bảo cho kinh nguyệt hoạt động ổn định, đều đặn, không gặp “trục trặc”, chị em cần chú ý:

  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều caffeine vì có thể gây co thắt cơ tử cung, khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn và làm cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
  • Tránh ăn thực phẩm có tính hàn (ốc, nghêu, sò, hến,…) vì chúng sẽ kích thích máu đông khiến cho sự lưu thông máu diễn ra không thuận lợi, tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng nặng nề hơn.
  • Hạn chế các thực phẩm như: Xúc xích, khoai tây chiên, mì ăn liền,… bởi chúng chứa rất nhiều chất béo no gây rối loạn nội tiết tố. 

Chi-em-bi-roi-loan-kinh-nguyet-nen-han-che-thuc-an-nhanh

Chị em bị rối loạn kinh nguyệt nên hạn chế thức ăn nhanh

Hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt bằng sản phẩm thảo dược chứa N-Acetyl-L-Cysteine

Bên cạnh chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nguyên nhân gốc rễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt là do hệ miễn dịch suy giảm, khí huyết kém lưu thông - điều này có thể được giải quyết bằng sản phẩm thảo dược chứa N-acetyl-L-cysteine. 

N-acetyl-L-cysteine được sử dụng chủ yếu với vai trò là chất chống oxy hóa, giúp tổng hợp glutathione (GSH). Mặt khác, N-acetyl-L-cysteine có khả năng “dọn” gốc tự do, điều hoà khí huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhờ đó việc bổ sung viên uống chứa hợp chất này có thể giúp chị em cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh,... 

Hiệu quả sẽ được tăng cường đáng kể khi hoạt chất N-acetyl-L-cysteine kết hợp với các vị thảo dược khác như: Đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc, nga truật và đương quy. Các thành phần này tạo nên một công thức độc đáo và đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, đồng thời làm giảm đáng kể các triệu chứng như đau bụng kinh, rong kinh, kinh ra ít hoặc nhiều. 

Su-dung-san-pham-thao-duoc-giup-ho-tro-cai-thien-hieu-qua-roi-loan-kinh-nguyet

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả rối loạn kinh nguyệt

Bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì là tốt nhất? Đáp án đã được chúng tôi cung cấp một cách chi tiết nhất trong nội dung bài viết trên. Hy vọng với những lời khuyên trên sẽ giúp chị em cải thiện sớm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, chị em hãy để lại bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ giải đáp sớm nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17497704/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34182917/

https://www.pcrm.org/good-nutrition/nutrition-information/using-foods-against-menstrual-pain#:~:text=Naturally%2C%20eating%20foods%20that%20decrease,decrease%20inflammation%20in%20the%20body.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline