Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Có kinh là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy bạn gái đã bước vào tuổi dậy thì. Nhưng khi kinh nguyệt bị rối loạn, không ít chị em rất lo lắng. Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 số bệnh nhân tới khám tại các phòng khám phụ khoa.

Tuổi bắt đầu có kinh ở phụ nữ thường từ 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng của người phụ nữ là 28-30 ngày, tuy nhiên, người ViệtNamcó chu kỳ kinh từ 22-35 ngày vẫn có thể coi là bình thường. Mỗi chu kỳ, máu kinh kéo dài từ 3-4 ngày, trong đó, lượng máu mất mỗi chu kỳ khoảng 50-100 ml. Rối loạn kinh nguyệt là từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt và các triệu chứng kèm theo, đặc biệt là đau bụng kinh.

 Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt thường do ăn uống kém, thiếu chất đạm và vitamin; tinh thần căng thẳng vì những áp lực trong học tập, công việc, lạm dụng kháng sinh, ăn thực phẩm lạnh trong ngày “đèn đỏ”. Đặc biệt, những phụ nữ đột ngột giảm cân hoặc tăng cân thì lượng kinh của họ cũng giảm đi, hoặc có thể mất kinh.

Chứng rối loạn kinh nguyệt không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh nào đó trong cơ thể như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, bệnh lý tim mạch, cholesteron máu, rối loạn tuyến giáp... Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau, thậm chí vô sinh như trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung…

Lạc nội mạc tử cung do máu kinh có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra, bị chảy ngược trở lại vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng, có thể chạy tới buồng trứng và các bộ phận khác trong cơ thể. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung sẽ bám vào đó và phát triển hình thành các ổ lạc nội mạc tử cung dẫn đến đau bụng dữ dội trước khi hành kinh, rối loạn kinh nguyệt…

Để điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, bên cạnh việc sử dụng thuốc, chị em cần ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt như súp lơ, bông cải xanh; ăn nhiều đu đủ, bí ngô, tránh xa các thực phẩm lạnh trong “ngày đèn đỏ” cùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các nhóm thuốc nội tiết nhằm tạo ra chu kỳ kinh. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt thường lại tiếp tục bị rối loạn. Mặc khác, những thuốc này lại gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và có thể gây gia tăng tần suất ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh...

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang có xu hướng lựa chọn sử dụng các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, đã được kiểm chứng qua nhiều hội thảo và nghiên cứu khoa học uy tín, nổi bật cho xu hướng này là sản phẩm thảo dược. Với thành phần chính là nga truật (nghệ đen) giúp thông khí, điều kinh, kết hợp với các thành phần khác như đan sâm, đương qui, sài hồ, xích thược…, sản phẩm thảo dược có tác dụng điều trị đau bụng kinh sinh lý, đau bụng kinh bệnh lý và lạc nội mạc tử cung, giúp điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, giúp cơ thể phụ nữ khỏe mạnh hơn mà ít gây tác dụng phụ.

sản phẩm thảo dược đã được sử dụng rộng rãi tại trên 1000 bệnh viện lớn nhỏ ở Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về sản phẩm thảo dược đã hoàn thành như: nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, trường Đại học y Hà Nội,… và đều đạt kết quả khả quan đối với bệnh nhân bị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung,… Trong đó, nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội cho thấy, sau 3 tháng dùng sản phẩm thảo dược, 90% bệnh nhân đã giảm đáng kể các triệu chứng, đặc biệt lượng kinh, màu sắc kinh được cải thiện, bệnh nhân giảm đau bụng kinh rõ rệt, kinh nguyệt điều hòa. Thuốc không làm thay đổi các chỉ số huyết học và sinh hóa, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Muốn xác định rõ nguyên nhân và điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, chị em cần đến khám tại các cơ sở sản phụ khoa uy tín. Bên cạnh việc duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược, chị em cần áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng và cần thăm khám định kỳ.

Thu Hương

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline