Người phụ nữ thường bắt đầu có kinh từ 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Rối loạn kinh nguyệt là từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt và các triệu chứng kèm theo, đặc biệt là đau bụng kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng của người phụ nữ là 28-30 ngày, tuy nhiên, người Việt Nam có chu kỳ kinh từ 22-35 ngày vẫn có thể coi là bình thường. Ở mỗi chu kỳ, máu kinh kéo dài từ 3-5 ngày, trong đó, lượng máu mất đi khoảng 50-100ml. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở người phụ nữ:
1. Mất cân bằng nội tiết tố
Trong suốt thời kỳ sinh sản, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn bao gồm: từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Những điểm mốc này thường đi liền với sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện bằng tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
2. Stress (căng thẳng):
Công việc căng thẳng, ốm đau dài ngày làm cơ thể bị stress, ăn uống sinh hoạt không điều độ, dùng chất kích thích,… khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các hormone estrogen, progesterone,… gây nguy cơ rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
3. Tăng hoặc giảm cân
Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt, những phụ nữ hoạt động nặng nhưng ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho hàm lượng estrogen thấp và không rụng trứng. Nếu tình trạng này diễn ra dài, họ có nguy cơ bị loãng xương và các tình trạng thoái hóa khác, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
4. Tuổi tác
Phụ nữ có hiện tượng kinh nguyệt không đều phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai - cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì ở giai đoạn này, lượng hormone estrogen biến động nhiều, làm mất cân bằng nội tiết tố, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
5. Mắc một số bệnh
Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi tử cung, nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, rối loạn tuyến giáp… là một số bệnh dẫn đến kinh nguyệt không đều.
6. Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý
Trong điều trị một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, việc sử dụng thuốc kéo dài có thể dẫn tới tác dụng phụ là gây rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, nếu dùng không đúng cách các thuốc hormone trong điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng cũng dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Như vậy, có thể thấy rằng, chứng rối loạn kinh nguyệt không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh nào đó trong cơ thể người phụ nữ. Ở một số trường hợp, nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh.
Về điều trị, nhiều chị em chọn phương pháp hút điều hòa kinh nguyệt để lấy hết những mảnh niêm mạc còn sót lại sau mỗi chu kỳ kinh. Tuy nhiên, biện pháp này nếu không thực hiện cẩn thận có thể dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bên cạnh đó, để điều hòa kinh nguyệt, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng các nhóm thuốc nội tiết nhằm hình thành chu kỳ kinh nhân tạo. Tuy nhiên, sau khi ngừng thuốc, kinh nguyệt sẽ tiếp tục bị rối loạn, đồng thời, bệnh nhân còn gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như: buồn nôn, nhức đầu, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, bốc hỏa, khô âm đạo,...
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang có xu hướng lựa chọn các thuốc nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, đã được kiểm chứng qua nhiều hội thảo và nghiên cứu khoa học uy tín, nổi bật cho xu hướng này là sản phẩm thảo dược. Với thành phần chính là nga truật (nghệ đen) giúp thông khí, điều kinh, kết hợp với các thành phần khác như đan sâm, đương qui, sài hồ, xích thược… sản phẩm thảo dược có tác dụng điều trị đau bụng kinh sinh lý, đau bụng kinh bệnh lý và lạc nội mạc tử cung - một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết, giúp cơ thể phụ nữ khỏe mạnh hơn.