Một số bài thuốc chữa đau bụng kinh

Đau bụng kinh là một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Y học cổ truyền gọi đau bụng kinh là thống kinh. Nguyên nhân gây bệnh là do cảm nhiễm phong hàn, hàn tà vào mạch xung nhâm mà dẫn đến huyết hư, hành kinh không lợi hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ; ăn uống không đầy đủ, lao động quá sức gây tổn thương khí huyết. Để trị chứng đau bụng kinh, theo đông y có một số bài thuốc hiệu quả mà chị em nên áp dụng.

Theo Y học cổ truyền, Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu, được dùng để trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, người mệt mỏi, bụng lạnh đau, đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, thai động không yên. Sắc uống 6-12g mỗi ngày khoảng 1 tuần trước khi có kinh, chia 2-3 lần uống trong ngày. Ngải cứu không gây sảy thai vì không có tác dụng kích thích tử cung có thai. Để an thai, dùng lá Ngải cứu 16g, tía tô 16g, sắc trong 600ml nước cô đặc còn 100ml, thêm ít đường cho dễ uống, chia 3-4 lần, uống trong ngày.

Đau bụng kinh: trứng gà 2 quả, cỏ ích mẫu 30g. Cả hai cho vào nồi đổ nước vừa đủ. Khi trứng chín bóc bỏ vỏ, lại cho vào nấu tiếp 3 phút nữa, rồi ăn trứng, uống canh. Hoặc: trứng gà 2 quả, đậu đen 60g. Cả hai cho vào nồi, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa. Trứng chín bóc bỏ vỏ rồi cho vào nấu tiếp, sau cho ít rượu vào, ăn trứng uống canh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thì có một số bài thuốc sau:

Thống kinh do huyết ứ

Chị em thấy đau bụng trước kỳ kinh, có thể đau quặn, vùng bụng dưới căng đầy, chất lưỡi đỏ, đau đầu, mạch hồng. Phép trị là điều kinh, tán ứ, chỉ thống. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ích mẫu 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, sinh địa 12g, quy vĩ 16g, tô mộc 20g, kê huyết đằng 16g, vỏ quế 8g, trạch lan 16g, xuyên khung 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).

Bài 2: hồng hoa 10g, tô mộc 20g, nga truật 12g, bạch đồng nữ 16g, uất kim 10g, hà thủ ô 16g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, tam thất 10g, hương phụ 10g, thổ phục linh 16g, đan sâm 12g, nam tục đoạn 16g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).

Thống kinh do khí trệ

Chị em thường đau bụng, đầy bụng ấm ách, ợ hơi, cảm giác bí kết, chậm kinh, ăn uống kém, đau lan ra hai bên sườn, người mệt mỏi, có thể phù nhẹ. Phép trị là điều kinh, khai trệ, giảm đau, thuận khí. Dùng bài: nga truật 12g, hoài sơn 16g, bạch đồng nữ 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, trần bì 10g, kê huyết đằng 16g, ngũ gia bì 12g, bạch truật 16g, ích mẫu 12g, sinh khương 4g, xa tiền 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Thống kinh do hàn tà ngưng trệ

Chị em có biểu hiện đau bụng lâm râm, chân tay lạnh, kinh đến muộn, niêm mạc nhợt nhạt, da bụng dày, thường bị rối loạn tiêu hóa, đau nhức các khớp, ăn uống kém, hay bị lợm giọng. Phép trị là ôn kinh tán hàn, thuận khí. Dùng một trong các bài:

Bài 1: tế tân 10g, hương phụ 10g, quế vỏ 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 10g, thục sao khô 12g, hạt sen 10g, bạch truật 12g, đan sâm 6g, hoàng kỳ 10g, xuyên khung 10g, nga truật 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).

Bài 2: bài thuốc chườm: xuyên khung 24g, lá ngải diệp 70g. Xuyên khung tán vụn, trộn đều với lá ngải, sao rượu. Dùng khăn vải gói thuốc lại, chườm lên bụng. Công dụng: ôn kinh, tán hàn, khai trệ, thông huyết mạch (thông kinh nguyệt), phù hợp cho những trường hợp đau bụng bế kinh, hàn ngưng, huyết ứ...

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline