Đối tượng nào dễ mắc lạc nội mạc tử cung?

Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ khoa của chị em phụ nữ. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, cũng không phải là bệnh thường gặp nhưng lại có những hậu quả nghiêm trọng như đau bụng kinh dữ dội, vô sinh,... Theo các chuyên gia, những đối tượng sau đây được xếp vào trường hợp có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn người bình thường.

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung. Lớp nội mạc này thường bong ra khi hành kinh và được tái tạo trở lại khi sạch kinh. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại vào buồng trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng hoặc buồng trứng... Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là "lạc".
 
Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" này cũng to ra, trương lên, chứa đầy máu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng trước hoặc trong ngày có kinh nguyệt. Khi hết kinh, những mảnh "lạc" tạo thành những mô sẹo. Đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ có tăng lên chứ không có giảm đi.
 
Lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung thường gặp ở độ tuổi sinh sản và biến mất sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này thì lại chưa được xác định cụ thể. Các triệu chứng ban đầu của bệnh cũng không rõ ràng. Nhưng sau một thời gian bị lạc nội mạc tử cung, nhiều chị em nhận thấy có những triệu chứng chung là: xuất hiện rối loạn kinh nguyệt (ra huyết nhiều khi có kinh), đau bụng khi hành kinh ngày càng nặng và kéo dài, đau khi giao hợp. Trong trường hợp nặng, lạc nội mạc tử cung còn có thể ảnh hưởng nặng nề tới khả năng sinh sản của chị em.

Chị em bị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường liên quan đến chu kỳ, thời gian hành kinh, lượng máu kinh… Những biểu hiện này thường gặp ở những người ở tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, chị em trong độ tuổi sinh sản nếu gặp những triệu chứng này cần lưu ý để có phương pháp điều trị thích hợp.

Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, các bệnh viêm nhiễm phát triển. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho nội mạc chảy ngược gây lạc nội mạc tử cung.

2. Những người có tiền sử về bệnh

Theo các chuyên gia, bệnh lạc nội mạc tử cung có gen di truyền. Nếu trong gia đình của bạn có người bị lạc nội mạc tử cung thì nguy cơ bạn mắc bệnh rất cao. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai trong gia đình bị lạc nội mạc tử cung thì bạn cũng bị. Cách tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám cũng như có thể phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

3. Những người béo phì

Người béo phì sẽ có lượng mỡ tích trữ trong cơ thể lớn, điều này làm tăng estrogen trong máu, làm mất cân bằng nội tiết và tác động đến dòng chảy của kinh nguyệt. Do đó, những chị em béo phì sẽ có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn.

4. Chị em lười vận động

Lười vận động, chị em có nguy cơ béo phì rất cao. Theo thống kê, những đối tượng này có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao gấp 2 lần so với những người thường xuyên vận động thể dục thể thao.

Lười vận động sẽ dẫn đến tình trạng chất béo tích trữ quá lâu, làm thay đổi lượng estrogen và mất cân bằng nội tiết. Sự mất cân bằng này sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến lạc nội mạc tử cung ở nhiều chị em.

Để tránh bị lạc nội mạc tử cung, chị em cần vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo, không nên xối nước hay thụt rửa sâu bên trong âm đạo để tránh vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm. Không làm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển. Ngoài ra, chị em nên ăn những đồ ăn lành mạnh và thường xuyên duy trì thói quen vận động, thể dục hàng ngày.

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline