Đổ mồ hôi đêm, triệu chứng thường gặp trong tiền mãn kinh

Theo một số thống kê thì có tới khoảng 75% phụ nữ trong thời gian tiền mãn kinh có triệu chứng đổ môi hôi ban đêm khi ngủ. Và khi có các dấu hiệu này thì rất nhiều chị em đặt ra câu hỏi về các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh, làm thế nào để khắc phục… bài viết sau đây sẽ cung cấp đến chị em một số thông tin hữu ích về chứng đổ mồ hôi ở tiền mãn kinh.

Tìm hiểu về chứng đổ mồ hôi đêm trong tiền mãn kinh

Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 19% phụ nữ trong độ tuổi khoảng 40-45 thường xuyên ra mồ hôi ban đêm. Một số khác tần suất ít hơn và dấu hiệu này có thể diễn ra trước khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khoảng vài năm. Đổ mồ hôi đêm có thể dao động với mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là gây rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon, không sâu giấc, thức giấc giữa đêm…), nếu điều này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em như mệt mỏi, mất tập trung, tinh thần căng thẳng, thay đổi tâm lý (cáu gắt)…

Trong thời gian tiền mãn kinh, khác với chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm thường diễn ra khi ngủ, ngoài triệu chứng đổ mồ hôi đột ngột, nhiệt độ cơ thể tăng cao thì một số chị em còn có thể gặp các triệu chứng khác như tim đập nhanh, buồn nôn, nhức đầu, ớn lạnh, giấc ngủ bị gián đoạn… và thường hay mệt mỏi, cáu gắt, khó tập trung làm việc vào hôm sau….

Nguyên nhân đổ mồ hôi đêm?

- Mất cân bằng nội tiết: bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, chức năng hoạt động sản xuất estrogen của buồng trứng giảm, sự giảm sút này gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, một phần của não chịu trách nhiệm điều tiết về nhiệt độ của cơ thể nên gây ra các phản ứng sinh lý dẫn đến các cơn nóng bừng hoặc đổ mồ hôi ban đêm.

- Độ tuổi: tuổi tác có thể ảnh hưởng đến mức độ đổ mồ hôi đêm của phụ nữ, một nghiên cứu cho thấy có khoảng 10% phụ nữ có độ tuổi trên 64 thì tình trạng ra mồ hôi ít hơn những phụ nữ có độ tuổi trẻ hơn.

- Chủng tộc: các nghiên cứu đã nhận thấy rằng tỷ lệ đổ mồ hôi ban đêm thay đổi theo chủng tộc, khoảng 04 người phụ nữ da trắng thì có đến 03 người có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm; phụ nữ Mỹ gốc Phi mức độ ra mồ hôi đêm nhiều hơn phụ nữ người da trắng hoặc người Tây Ban Nha; phụ nữ người Châu Á ra mồ hôi ban đêm ít nhất.

 - Do một số nguyên nhân khác: do bệnh tiểu đường, do dùng một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, tâm thần…), do thời tiết, do thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu, cà phê….  

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline