Tuy nhiên, hầu hết chị em đều cố gắng chịu đựng hoặc tự ý uống thuốc giảm đau mà không ý thức được đau bụng kinh có thể là dấu hiệu báo trước của một số căn bệnh nguy hiểm. Theo thống kê, có khoảng 60-70% bạn gái trong 3 năm đầu dậy thì bị đau bụng kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, những cơn đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, suy giảm sức khỏe của chị em.
Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới lúc sắp thấy kinh, trong khi hành kinh hoặc sau khi đã sạch kinh vài ngày. Cơn đau có thể lan lên xương ức hoặc xuống đùi, có khi đau khắp bụng, kèm theo các triệu chứng như: đau đầu, căng vú, buồn nôn, mệt mỏi,… Đau bụng kinh chia làm hai loại: đau bụng kinh cơ năng và đau bụng kinh thực thể.
Đau bụng kinh cơ năng hay đau bụng kinh nguyên phát (đau bụng kinh sinh lý): là dạng thường xảy ra ở bạn gái độ tuổi vị thành niên, sau kỳ hành kinh đầu tiên khoảng 6-12 tháng, khi các vòng kinh có phóng noãn (rụng trứng) đã đều đặn. Đau bụng kinh cơ năng với tính chất lặp lại, không phát hiện tổn thương bệnh lý, thường giảm bớt khi lập gia đình hoặc sinh con. Đau bụng kinh sinh lý ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, công việc của chị em, thậm chí nhiều người phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội.
Đau bụng kinh thực thể hay đau bụng kinh thứ phát (đau bụng kinh bệnh lý) do bị mắc bệnh phụ khoa, yếu tố nội tiết hoặc các bệnh lý khác có liên quan đến chu kỳ kinh. Với đau bụng kinh thứ phát, các triệu chứng cũng tương tự như đau bụng kinh nguyên phát, nhưng cơn đau thường xuất hiện trước kỳ kinh, kéo dài hơn và vào nhiều thời điểm khác nhau trong tháng, mức độ đau thường nặng.
Để điều trị đau bụng kinh thứ phát hiệu quả, cần điều trị nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh tức là điều trị bệnh gây ra tình trạng đau bụng kinh đó. Còn đối với đau bụng kinh sinh lý thì nguyên tắc điều trị là phải làm cho hết đau. Trong y học hiện đại, để điều trị đau bụng kinh, chủ yếu dùng các loại thuốc chống co thắt và thuốc giảm đau. Các loại thuốc này có ưu điểm là rất phổ biến, hiệu quả giảm đau tức thời tốt, tuy nhiên không có hiệu quả về lâu dài, gây một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tá tràng, độc với gan, thận,...
Bên cạnh đó, chị em có thể sử dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như chườm nóng, đắp gừng tươi, massage nhẹ vùng bụng, ăn uống đủ chất trong thực đơn hàng ngày. Vào những ngày hành kinh, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị chua, cay,… Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có hiệu quả với các tình trạng đau nhẹ, với những trường hợp đau bụng kinh dữ dội thì cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trước những mặt còn hạn chế của các thuốc tây y điều trị đau bụng kinh, hiện nay, nhiều bác sỹ và chị em đã lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả kéo dài, an toàn ít tác dụng phụ. Điển hình cho dòng sản phẩm này và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo, nghiên cứu khoa học uy tín là sản phẩm thảo dược. Với thành phần chính là nga truật (nghệ đen) giúp lưu thông khí huyết, điều kinh, giảm đau kết hợp với các thảo dược quý khác như tam thất, sài hồ có tác dụng điều hòa miễn dịch; đan sâm, xích thược, đương qui,…có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chống viêm, tán ứ. Sản phẩm thảo dược giúp thông kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau vùng bụng dưới, hiệu quả trong cao điều trị đau bụng kinh.
Để đảm bảo sức khỏe, công việc và hạnh phúc gia đình, chị em cần lưu ý đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược cũng là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả, tiết kiệm cho những phụ nữ bị đau bụng kinh