Đau bụng kinh – Nỗi lo của bạn gái tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì, cùng với sự thay đổi về tâm sinh lý, nhiều bạn gái còn phải chịu nỗi ám ảnh về cơn đau bụng dữ dội mỗi khi “đến tháng”. Đây thường là chứng bệnh đau bụng kinh cơ năng.

 

Đau bụng kinh (thống kinh) là hiện tượng đau bụng dưới lúc sắp thấy kinh, trong khi hành kinh hoặc sau khi đã sạch kinh vài ngày. Cơn đau có thể lan lên xương ức hoặc xuống đùi, có khi đau khắp bụng, kèm theo các triệu chứng như: đau đầu, căng vú, buồn nôn, mệt mỏi,... Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: đau bụng kinh cơ năng (đau bụng kinh sinh lý) và đau bụng kinh thực thể (đau bụng kinh bệnh lý). Đau bụng kinh cơ năng thường xảy ra ở bạn gái độ tuổi vị thành niên, sau kỳ hành kinh đầu tiên khoảng 6-12 tháng, khi các vòng kinh có phóng noãn (rụng trứng) đã đều đặn. Đau bụng kinh cơ năng có tính chất lặp lại, không phát hiện tổn thương bệnh lý, thường giảm bớt khi lập gia đình hoặc sinh con.

 

Hiện nay, nguyên nhân dẫn tới những cơn đau vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chứng bệnh này có thể liên quan tới nhiều yếu tố như: cổ tử cung, nội tiết, thần kinh và tâm lý. Trong đó, yếu tố nội tiết được chú ý nhất, bởi vì trong những “ngày đèn đỏ”, niêm mạc tử cung sẽ tiết ra prostaglandin - chất gây co thắt tử cung dẫn tới đau bụng kinh. Đau bụng kinh sinh lý ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, công việc của chị em, thậm chí nhiều người phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội.

 

Ngoài đau bụng kinh cơ năng do sinh lý, một tỷ lệ không nhỏ đau bụng kinh gây nên bởi một số bệnh lý phụ khoa nào đó như u xơ ở eo tử cung, viêm dính tử cung, lạc nội mạc tử cung,…Trong đó, lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân bệnh lý phổ biến và rõ nét nhất gây đau bụng kinh. Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lên chức năng sinh sản của phụ nữ.

 

Để điều trị đau bụng kinh, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau,... Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,... Bên cạnh đó việc tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh là cần thiết, nếu đau bụng kinh do bệnh lý cần được trị nguyên nhân triệt để.

 

Trước những khó khăn trong điều trị đau bụng kinh, hiện nay, nhiều bạn gái đã tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, điển hình cho dòng sản phẩm này và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo cũng như nghiên cứu khoa học uy tín là thực phẩm chức năng. Với thành phần chính là nga truật (nghệ đen) giúp lưu thông khí huyết, điều kinh, giảm đau kết hợp với các thảo dược quý khác như tam thất, sài hồ có tác dụng điều hòa miễn dịch; đan sâm, xích thược, đương qui,…có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chống viêm, tán ứ. sản phẩm thảo dược có tác dụng thông kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau vùng bụng dưới, hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh và ngăn ngừa tái phát. Tác dụng của sản phẩm thảo dược đã được chứng minh qua nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội trên 60 sinh viên nữ bị đau bụng kinh trong thời gian 3 tháng. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị có kinh nguyệt hết vón cục; thuốc không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. Đây là thông tin rất hữu ích mà nhiều chị em cần biết tới để có biện pháp xua tan những cơn đau bụng kinh một cách hiệu quả.

 

Để giảm đau bụng kinh, bên cạnh việc duy trì dùng sản phẩm thảo dược theo chỉ dẫn, các chị em cần nghỉ ngơi nếu mệt mỏi trong kỳ kinh kết hợp xoa bóp, chườm nóng vùng bụng dưới, không dùng chất kích thích và hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline