Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Chuyên gia giải đáp!

Chào chuyên gia, em 29 tuổi, mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt em vô cùng khó chịu vì bị đau bụng dữ dội, người mệt mỏi. Em đi khám thì không mắc bệnh phụ khoa gì nên mỗi lần đau em lại tự mua thuốc giảm đau uống. Nhưng càng ngày càng phải tăng liều mới thấy hiệu quả. Xin hỏi chuyên gia uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? (Thu Hiền, Bắc Ninh).
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. 

Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống sinh hoạt thì uống thuốc giảm đau có thể là một lựa chọn để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau bụng kinh nào, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc phù hợp nhất cho trường hợp của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý việc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể gây nhiều hậu quả khôn lường cần thận trọng: 

  • Phụ thuộc thuốc: Việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên trong một thời gian dài có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc, khiến bạn phải tăng liều sử dụng mới có hiệu quả giảm đau.
  • Tác dụng phụ: Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh có thể gây các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy và táo bón.
  • Tổn thương gan: Thuốc giảm đau thường chứa thành phần gây hại cho gan, khi được sử dụng quá liều hoặc tần suất thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương gan, suy gan.
  • Tác hại đến tim mạch: Một số loại thuốc giảm đau có thể gây tác hại đến hệ tim mạch, dẫn đến các tình trạng như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, và đau ngực.

Do đó, việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh nên được sử dụng đúng liều lượng và chỉ khi thật sự cần thiết. Bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhóm thuốc này. Bên cạnh đó, bạn có thể thử các biện pháp giảm đau tự nhiên an toàn khác như tập thể dục nhẹ nhàng, chườm ấm lên vùng bụng hay tập thở sâu và thư giãn để giảm đau bụng kinh.

Đặc biệt giải pháp an toàn, hiệu quả được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn để cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiện nay đó là sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng. Tiêu biểu trong đó là sản phẩm chứa các thành phần như đan sâm, sài hồ bắc, hương phụ kết hợp hoạt chất tự nhiên N-acetyl-L-cysteine giúp tăng cường lưu thông khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm, chống gốc tự do. Từ đó không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh mà còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh phụ khoa gây vô sinh hiếm muộn trong tương lai. 

Nếu bạn còn có câu hỏi nào hãy bình luận bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia sản phụ khoa


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline