Tại sao sau khi hết kinh vẫn đau bụng dưới? Câu trả lời tại đây!

Chào chuyên gia, em 25 tuổi chưa sinh con, thông thường mỗi chu kỳ của em kéo dài 5-7 ngày, đau bụng nhiều nhất ngày đầu tiên. Nhưng sau khi hết kinh em vẫn hay bị đau bụng dưới âm ỉ 1-2 ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và liệu có nguy hiểm không ạ? (Lan Anh - Vĩnh Phúc).
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. 

Đau bụng dưới sau khi kinh nguyệt kết thúc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường sau khi sạch kinh, trong tử cung có thể vẫn còn một chút dịch do lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và chưa được đào thải hết ra ngoài cùng với máu kinh. Do vậy, nhiều trường hợp sẽ thấy xuất hiện dịch âm đạo có màu hơi hồng ngay sau khi sạch kinh kèm theo đau bụng nhẹ. Tình trạng này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau diễn ra thường xuyên kèm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, ra máu bất thường thì bạn cần chú ý một số nguyên nhân bệnh lý sau đây:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Viêm nhiễm đường tiết niệu có thể gây đau bụng dưới sau khi hết kinh, đi tiểu đau hoặc tiểu nhiều lần, đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Tắc ống dẫn trứng: Vòi trứng bị tắc do viêm có thể gây nhiễm trùng vùng chậu và khu màng bụng, dẫn đến những cơn đau bụng dưới ngay cả sau khi đã hết kinh.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng các mô niêm mạc của tử cung phát triển ngoài tử cung gây đau bụng dưới, đặc biệt cơn đau có thể dữ dội trong thời gian kinh nguyệt và âm ỉ sau khi kinh đã hết.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sau khi hết kinh vẫn đau bụng dưới, bạn nên đi thăm khám sớm để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Bên cạnh đó, để giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định, cải thiện tình trạng đau bụng kinh và hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể gây vô sinh hiếm muộn thì bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm chứa thành phần thảo dược như đan sâm, sài hồ bắc, hương phụ kết hợp hoạt chất N-acetyl-L-cysteine. Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm, từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, khắc phục tình trạng bế kinh, rong kinh, kinh vón cục và các bất thường khác trong chu kỳ.

Nếu bạn còn có câu hỏi nào hãy bình luận bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia sản phụ khoa


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline