Lời khuyên dành cho chị em sau mổ lạc nội mạc tử cung!

Chào bác sĩ, em phát hiện khối lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng trái điều trị bằng thuốc không đỡ nên đã tiến hành mổ nội soi. Xin bác sĩ cho lời khuyên sau mổ lạc nội mạc tử cung để cơ thể nhanh hồi phục và tránh bệnh tái phát ạ? Cảm ơn bác sĩ! (Hoàng Thúy - Thái Nguyên).
Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn thực hiện phương pháp mổ nội soi nên thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn so với mổ mở. Tuy nhiên, để vết thương nhanh lành và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, bạn vẫn cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

Sử dụng thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung theo chỉ định của bác sĩ

Bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc nhóm GnRH (hormone giải phóng gonadotropin) nếu sau mổ vẫn còn triệu chứng đau. Tuy nhiên, các thuốc này có chi phí khá cao và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc tránh thai phối hợp giúp giảm đau sau mổ lạc nội mạc tử cung, hạn chế tình trạng ra máu kinh nguyệt, giảm tần suất và mức độ thống kinh.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Sau mổ bạn nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp,... Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, ăn nhiều thực phẩm giàu protein, nhiều rau xanh và hoa quả tươi,… để sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Lưu ý bạn nên tuyệt đối tránh xa bia, rượu, các chất kích thích, chất béo và đồ ăn chế biến sẵn,…

Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học

Sau mổ lạc nội mạc tử cung, cơ thể còn yếu nên bạn cần lưu ý:

- Tránh vận động mạnh dễ gây chảy máu khiến vết mổ lâu lành. 

- Không nên tắm quá lâu cho đến khi vết mổ đã liền hẳn.

- Tránh quan hệ tình dục quá sớm sẽ ảnh hưởng tới vết mổ và cơ quan sinh dục.

- Đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng thể sau phẫu thuật và phát hiện bất thường để can thiệp kịp thời.

Sử dụng kết hợp thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lạc nội mạc tử cung

Đối với bệnh lạc nội mạc tử cung, trong trường hợp khối u còn nhỏ, chưa có chỉ định mổ thì có thể dùng các thảo dược như đan sâm, đương quy, hương phụ,... kết hợp với thành phần nổi bật N-Acetyl L cysteine để hỗ trợ ức chế sự xâm lấn của tế bào nội mạc. Bên cạnh đó, những trường hợp sau mổ cũng có thể sử dụng mỗi ngày để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Nếu bạn cần tư vấn gì thêm hãy để lại thông tin để chúng tôi giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia sản phụ khoa

 


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline