Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Kinh nguyệt ít và ngắn ngày có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau ở nữ giới, bao gồm:
- Tâm lý: Stress, lo âu kéo dài và trầm cảm có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra tình trạng kinh nguyệt ít và ngắn ngày.
- Thói quen sống: Cân nặng và chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, hoặc lười vận động có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Bệnh lý: Một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,... hoặc các bệnh lý như bệnh tuyến giáp, tiểu đường, suy giảm chức năng thận, gan cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ít và ngắn ngày.
Nếu bạn đã và đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt ít và ngắn ngày nhiều năm thì nên đi thăm khám sớm để được làm thêm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó hãy áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng:
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng, đồng thời cải thiện lưu lượng máu.
- Ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu chất sắt, magie và canxi giúp cơ thể khỏe mạnh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
- Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, điều hòa nội tiết tố, từ đó hỗ trợ cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần N-Acetyl-L-Cysteine kết hợp với đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc,... giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng rối loạn của phụ nữ trước, trong và sau kinh kỳ như: bế kinh, kinh ra ít, kinh vón cục và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc điều trị đặc hiệu.
Nếu bạn còn có câu hỏi nào hãy bình luận bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia sản phụ khoa