Điều trị vô sinh ở nữ giới

Khi một cặp vợ chồng sinh hoạt gối chăn đều đặn, không sử dụng bất kỳ phương pháp ngừa thai nào trong vòng một năm mà việc thụ thai không thành công thì được chẩn đoán là vô sinh. Hơn nữa, những phụ nữ sảy thai liên tục cũng được xem là vô sinh. Nguyên nhân vô sinh có thể do chồng hoặc vợ. Cần phân biệt vô sinh và hiếm muộn.

Vô sinh là chẩn đoán cho cả chồng hoặc vợ và chắc chắn là không thể thụ thai. Hiếm muộn là có vấn đề về khả năng sinh sản hoặc do một nguyên nhân nào đấy chưa thể tìm ra. Do đó, việc tham vấn bác sĩ về sức khỏe tiền mang thai là một việc làm có ý nghĩa.

Tỉ lệ vô sinh ở nữ dường như ngày càng tăng. Các chuyên gia cho rằng vì có nhiều phụ nữ chờ đến khi họ quá lớn tuổi để có thể có con. Tuy nhiên, vô sinh không “bỏ qua” bất kỳ người phụ nữ nào từ trẻ tuổi đến lớn tuổi, độc thân hay đang quan hệ với bạn tình, trứng kém chất lượng, dị dạng tử cung, lạc nội mạc tử cung…

Thậm chí, có một số phụ nữ vô sinh không thể tìm ra lý do. Một số tác nhân bên ngoài có thể làm tăng khả năng vô sinh bao gồm: Bệnh hoa liễu, thay đổi kích thích tố, sau tuổi 35, thừa cân quá mức, hóa trị, xạ trị ung thư, môi trường nhiễm độc phóng xạ, chì, thuốc trừ sâu, ăn uống thiếu chất…

Những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán vô sinh ở nữ giới
May mắn thay, y học hiện đại vẫn có thể trao vào tay bạn nhiều lựa chọn để điều trị khi cố gắng có con. Xét nghiệm vô sinh thường bắt đầu bằng việc siêu âm để phát hiện bất thường ở buồng trứng, tử cung.

Sau đó xét nghiệm máu để kiểm tra kích thích tố, theo dõi các mẫu trứng rụng. Một xét nghiệm đặc biệt có thể được thực hiện để xem các ống dẫn trứng có bị tắc hay không thông qua loại thuốc nhuộm đặc biệt được đưa vào cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ dùng máy X – quang để nhận biết ống dẫn trứng có thông suốt hay không theo dấu thuốc nhuộm này. Nếu phát hiện có u xơ nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu.

Các khả năng điều trị sinh sản

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là điều trị khả năng sinh sản cho phụ nữ mà không có sự can thiệp sâu bên trong, giúp thông những khu vực bị dính. Nguyên nhân vô sinh do dính chiếm khoảng một nửa của tất cả các trường hợp vô sinh nữ.

- Rủi ro: Không.

- Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có đau nhức.

- Tỷ lệ thành công: Hơn 70% với một số kỹ thuật, thành công trong dài hạn.

Dùng thuốc

Đây cũng là một hình thức điều trị mà không can thiệp vào bên trong, bằng cách sử dụng các loại thuốc điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích việc phát hành của trứng trong quá trình rụng trứng. Hầu hết phụ nữ cần chờ đợi tới 6 chu kỳ kinh nguyệt nếu sử dụng biện pháp này.

- Rủi ro: Có thể mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc nhiều hơn, mắc hội chứng buồng trứng hyperstimulation.

- Tác dụng phụ: Nhức đầu, đầy hơi, nóng bừng, âm đạo bị khô, phát ban.

- Tỷ lệ thành công: Từ 20% đến 60%, thường là với sự giúp đỡ của thụ tinh nhân tạo.

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị khả năng sinh sản bằng phẫu thuật bao gồm các hoạt động để sửa chữa các khuyết tật di truyền và loại bỏ dính, polyp, u nang, và tăng trưởng tế bào bất thường khác.

- Rủi ro: Phản ứng khi gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, sự tích tụ của mô sẹo đòi hỏi phải phẫu thuật bổ sung sau đó.

- Tác dụng phụ: Đau nhẹ đến đau nặng và khó chịu sau phẫu thuật.

- Tỷ lệ thành công: Khác nhau rất nhiều, từ 10-90%, tùy thuộc vào mức độ và quá trình phẫu thuật.

Thụ tinh nhân tạo

Đây là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Với mục đích điều trị khả năng sinh sản, tinh trùng sẽ được tiêm vào tử cung của người phụ nữ, thông qua cổ tử cung, ống dẫn trứng với một ống thông. Trong một số trường hợp, người phụ nữ dùng được chỉ định dùng thuốc trước đó vài chu kì kinh nguyệt trước khi phẫu thuật.

- Rủi ro: Nhiều thai, nhiễm trùng từ tinh dịch bị ô nhiễm hoặc ống thông không vô trùng.

- Tác dụng phụ: Tiểu rắt, chuột rút và đau, chảy máu âm đạo hoặc các tác dụng phụ khác.

- Tỷ lệ thành công: Khác nhau từ 5 đến 25%.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Đây cũng là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sẳn ART khác, với hình thức trứng được lấy ra từ buồng trứng và thụ tinh trong phòng thí nghiệm sau đó được đặt trong tử cung để phát triển. Một số phụ nữ cũng cần dùng thêm thuốc tăng khả năng sinh sản.

- Rủi ro: Mang đa thai, thai ngoài tử cung, hội chứng buồng trứng hyperstimulation, dị tật bẩm sinh (mặc còn cần nghiên cứu thêm về vấn đề này), phản ứng do gây mê, nhiễm trùng, chảy máu.

- Tác dụng phụ: Chuột rút, đau nhỏ, thay đổi tâm trạng, thuốc tăng khả năng sinh sản có tác dụng phụ.

- Tỷ lệ thành công: Từ 28 đến 75%.

 

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline