Xuất hiện đốm trắng sần ở dương vật là sao?

Trên vùng bao quy đấu của em, nơi tiếp xúc giữa bao quy đầu và quy đầu, nay có những 1 đốm trắng sần không ngứa, không rát và khô không ướt. Em có đi khám ở ĐH Y Dược, làm xét nghiệm nước tiểu không thấy gì, bác sĩ chỉ nhìn và nói là bị rối loạn sắc tố bao quy đầu nhưng em không nghĩ thế vì nó hình thành nên một mảng giống như nấm, thực sự khi em giữ vệ sinh sạch sẽ, dùng xà bông liên tục khi đi làm xa. Vợ em thì khám thì bác sĩ bảo bị viêm âm đạo, lần thứ nhất cho đặt thuốc 10 ngày, nhưng lần sau kì kinh đi khám lại vẫn còn nấm, bác sĩ lại cho đặt thuốc khác 12 ngày ( mới tháng trước thuốc ấy dị ứng với vợ em gì đó làm vợ em bị bỏng da và rát, định mấy ngày nữa đi khám lại. Không biết em có bị loại nấm nào tấn công không. Em sợ bị vậy thì vợ chữa cũng như không, sẽ không bớt được trừ khi em khỏi bệnh. Bọn em dự định có con trong năm tới đã kế hoạch tự nhiên gần 1 năm nay, đa số chỉ bằng cách xuất tinh ngoài và tránh ngày rụng trứng. Xin hỏi cách điều trị bệnh?
Trả lời:

Chào bạn.

Như bạn mô tả triệu chứng chúng tôi rất khó để nhận biết được chính xác, bạn nên tới bác sĩ da liễu để lấy mẫu “vùng da trắng” đó để xét nghiệm mới biết được đó có phải bị nấm hay không. Đồng thời việc mặc quần chật không giữ vệ sinh cũng khiến cho da bị dị ứng, nổi mần. Hiện tại bạn nên:
- Ngừng quan hệ tình dục với vợ, phải để vợ bạn điều trị khỏi dứt điểm bệnh nấm thì mới được quan hệ tình dục, nếu không sẽ khiến bạn bị lây bệnh và vợ bạn sẽ tái phát bệnh nhiều lần không khỏi được, đồng thời khiến cho nấm bị nhờn thuốc do đặt thuốc quá nhiều.
- Cả hai vợ chồng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày bằng nước muối sinh lí, mỗi ngày rửa khoảng 2-3 lần, (vợ bạn nên rửa sạch sẽ vùng kín bằng nước muối sinh lí trước khi bôi thuốc).
- Những bộ quần lót quần mặc thường ngày của cả hai nên giặt sạch sẽ và ngâm qua nước sôi nóng để diệt sạch vi khuẩn sau đó phơi khô ngoài trời mới được mặc, tránh tình trạng vi khuẩn, nấm bám vào quần lót.
- Cả hai nên mặc quần thoáng mát, bạn nên hạn chế mặc quần lót để “cậu nhỏ” thoáng mát, tránh nóng ẩm quá tạo môi trường cho nấm sinh sôi phát triển. Nếu bạn cảm thấy vùng kín bắt đầu ngứa, rát, bong tróc da thì nên tới bác sĩ da liễu để lấy mẫu làm xét nghiệm như đã nói ở trên. Còn nếu bạn không cảm thấy ngứa, không bị mần đỏ nữa thì có lẽ do chế độ vệ sinh gây ra tình trạng trên mà thôi.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh

Chuyên gia sản phụ khoa.


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline