XÉT NGHIỆM GIÚP CHẨN ĐOÁN VÔ SINH Ở NỮ GIỚI

Chào bác sĩ! Em năm nay 27 tuổi lập gia đình được gần 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa có em bé. Trước đây em bị lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng và đã điều trị khỏi bệnh đã hơn 6 tháng nay. Hiện tại em chưa đi khám lại nên rất lo lắng không biết bệnh có tái phát lại không, Không biết tình trạng khó có con của em có phải là do bị ảnh hưởng từ bệnh này không hay từ vấn đề khác? Hay là do trục trặc ở chồng em. Em nghe nói, phụ nữ có thể tiến hành kiểm tra khả năng sinh sản bằng một loại xét nghiệm chẩn đoán vô sinh do vấn đề ở buồng trứng. Bác sĩ cho em biết xét nghiệm đó là gì? Mong nhận được câu trả lời từ bác sĩ! (Thanh Hà-Bắc Ninh)
Trả lời:

Bạn Hà thân mến!

Đối với việc chẩn đoán một người dù là nam hay nữ có gặp vấn đề về sinh sản hay không thì không thể dựa vào những dấu hiệu bên ngoài. Cho dù bạn đã từng mắc bệnh phụ khoa cũng không có nghĩa đó là nguyên nhân khiến 2 vợ chồng bạn bị vô sinh hay hiếm muộn. Để biết có phải là do vấn đề ở buồng trứng hay do chồng bạn thì cả hai cần phải đi khám tại các phòng khám sản phụ khoa. Bên cạnh việc khám lâm sàng thì vợ chồng bạn phải tiến hành làm một số xét nghiệm cần thiết để có kết luận chính xác hơn về nguyên nhân gây vô sinh hay hiếm muộn.

Nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn

Ở phụ nữ có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn. Bạn đã có một thời gian bị lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, tuy đã điều trị nhưng bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.

Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh có lẫn các mảnh nhỏ nội mạc không được đẩy ra ngoài mà chạy ngược vào trong khoang bụng bám vào các vị trí đi lạc trong đó có buồng trứng, tại đây khối lạc nội mạc tiếp tục phát triển dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ. Nếu không đều trị dứt điểm thì các đám nội mạc sẽ phát triển và gây tắc vòi trứng làm hoặc co kéo cơ quan sinh dục cản trở cho quá trình thụ tinh, từ đó dẫn đến vô sinh cho người bệnh.

Các vấn đề khác tại buồng trứng như bệnh đa nang buồng trứng, suy buồng trứng,.. cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong sinh sản. Ngoài ra, một số vấn đề về nội tiết, bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…., đều có thể gây khó khăn cho quá trình thụ thai.

Làm xét nghiệm chẩn đoán vô sinh

Xét nghiệm vô sinh thường bắt đầu bằng việc siêu âm để phát hiện bất thường ở buồng trứng, tử cung. Sau đó xét nghiệm máu để kiểm tra kích thích tố, theo dõi các mẫu trứng rụng. Một xét nghiệm đặc hiệu có thể được thực hiện để xem các ống dẫn trứng có bị tắc hay không thông qua loại thuốc nhuộm đặc biệt được đưa vào cổ tử cung.

Kiểm tra kích thích tố bao gồm: hormone sinh dục-tuyến yên FSH (hormone kích thích nang trứng) và LH (hormone kích thích thể vàng) để chẩn đoán vô sinh. Hormone FSH và LH do tuyến yên bài tiết ra. FSH có tác dụng kích thích nang noãn phát triển, còn LH giúp noãn trưởng thành, phóng noãn và thụ tinh. Nếu FSH cao chứng tỏ dự trữ buồng trứng kém. Thường ở những phụ nữ mãn kinh, nồng độ các chất này rất cao do buồng trứng không hoạt động. Nên thực hiện việc xét nghiệm này vào đầu chu kì kinh nguyệt sẽ chính xác hơn.

Ngoài ra, quá trình định lượng LH giúp dự đoán được thời điểm phóng noãn. Dự đoán này có thể thực hiện trên que thử rụng trứng.

Không chỉ ở nữ giới, ngay cả nam giới cũng có thể làm xét nghiệm nồng độ FSH và LH để chẩn đoán nguyên nhân suy sinh dục, do tuyến yên hay suy tinh hoàn. Ngoài ra, nam giới cần được xét nghiệm tinh dịch đồ để xác định chất lượng tinh trùng có đủ khả năng thụ tinh tự nhiên được hay không.

Vì vậy, nếu vợ chồng bạn kết hôn đã gần 2 năm, không có con khi không dùng biện pháp tránh thai nào thì cả hai vợ chồng nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây hiếm muộn là gì để có hướng xử trí phù hợp. Bất kể hình thức khám, xét nghiệm nào liên quan đến sinh sản, vợ chồng bạn nên thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Chuyên viên sản phụ khoa.


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline