Tiêm thuốc nội tiết chống dị ứng Bị rong kinh 3 tháng

Thực sự em rất lo, em tiêm thuốc nội tiết chống dị ứng, thật ngu ngốc. Bị rong kinh 3 tháng mà không dám nói với mẹ. Song em phải ra viện khám. BS cho uống Marvelon hay sao ý, thuốc tránh thai hàng ngày. Được 3 vỉ rồi, giờ hết uống lại vẫn rong, có cách nào không ạ? giúp em với.
Trả lời:

Chào bạn.
Một số thuốc nội tiết tiêm có nguồn gốc Corticoid như:  Hydrocortison, Prednison, Betamethason, Dexamethason…thường được BS kê trong điêù trị dị ứng.
Khi bạn sử dụng các thuốc này, bạn gặp tình trạng rong kinh.
Các thuốc corticoid là con dao hai lưỡi, chúng có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng rất tốt nhưng lại có những tác dụng phụ và phản ứng bất lợi. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
Những tai biến chính do lạm dụng corticoid: Tăng cân do giữ natri, cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch, loét dạ dày - tá tràng gây xuất huyết tiêu hóa, dễ bị gãy xương… nhưng  corticoid không gây rong kinh như bạn nghĩ, đây là sự trùng hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây rong kinh, cường kinh nhưng hay gặp nhất (khoảng 50%) là do có bất thường ở tử cung như u xơ tử cung, bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung, tăng sản nội mạc…
Rong kinh cơ năng có hai loại nguyên nhân chính: Rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết.
Do đó, với trường hợp của bạn nên khám phụ khoa và siêu âm bụng để xác định nguyên nhân gây rong kinh.
Trên thực tế, với bệnh rong kinh, bao giờ cũng được tiến hành điều trị bằng nội khoa (sử dụng thuốc) đầu tiên, nếu không đáp ứng tốt thì mới phải chuyển sang các phương pháp điều trị khác. Việc tìm nguyên nhân rong kinh là cần thiết để điều trị có hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe.

Chuyên gia sản phụ khoa.


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline