Phương pháp điều trị u nang buồng trứng

Xin bác sĩ có thể nói rõ về bệnh u nang buồng trứng cũng như nguy hiểm của bệnh và phương pháp điều trị u nang buồng trứng?
Trả lời:

Chào bạn.

U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức (mô) mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường (tổ chức/mô tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.

U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:

  • Theo tích chất khối u:
  • Theo kích thước hay hình dạng khối u:
  • Theo bản chất lành hay ác tính:
  • Theo hình ảnh qua siêu âm

Các triệu chứng có thể gặp:

  • Sờ thấy khối u trên bụng.
  • Đau bụng.
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.

Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng.
U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.

Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn thương đến các cơ quan lân cận.
Phương pháp điều trị chủ yếu đối với U nang buồng trứng là phẫu thuật. Có thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất của khối u. Thuốc men chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.

Đối với u nang buồng trứng cơ năng thì không cần điều trị, chỉ cần theo dõi từ 3-6 vòng kinh, nếu u nang buồng trứng cơ năng thì tự mất đi.
Đối với u nang buồng trứng thực thể thì điều trị phẫu thuật là chủ yếu. Nếu không điều trị sẽ có nhiều bién chứng: Xoắn, K hoá. Vì vậy khi đã chẩn đoán là u nang thực thể nên mổ cắt bỏ u sớm.

  • Nang nước: Gặp ở người lớn tuổi nên cắt cả 2 buồng trứng.
  • Nang nhầy: Cần cắt bỏ sớm cả 2 BT để tránh nhầy tái phát
  • Nang bì: Cắt bỏ u. Cố gắng bảo tồn nhu mô lành
  • Nang ở người có thai: Nếu có chỉ định giữ thai nên mổ cắt u vào tháng thứ tư, nếu có biến chứng thì mổ khẩn bất kì tuổi thai vào khoảng nào.
  • Nếu nang buồng trứng 02 bên ở người trẻ tuổi còn nhu cầu sinh đẻ cần bóc tách khối u và bảo tồn tối dâ phần bình thường còn lành và vòi trứng.


Với u nang buồng trứng có bề mặt sần sùi, có dấu hiệu nứt vỡ ở bệnh nhân > 40tuổi cần sinh thiết tức thì để đề phòng K. Nếu u nang buồng trứng phát triển xâm lấn dây chằng rộng thì phẫu thuật cần bóc khối u và tránh làm tổn thương niệu quản, hệ động mạch chậu, BQ và trực

U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối u cơ năng do hoạt động nội tiết của cơ thể hoặc cũng có thể đây là khối ung thư cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm bảo toàn mạng sống và duy trì chức năng cho người phụ nữ. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh. Những trường hợp phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có thể dùng siêu âm bụng để thay thế như một phương tiện tìm bệnh. Cuối cùng, khi phát hiện u nang buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho người phụ nữ.

Chuyên khoa sản phụ khoa

 


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline