Tránh thai bằng cách tính ngày chu kỳ kinh nguyệt thì làm thế nào?

Em muốn hỏi: Em muốn tránh thai bằng cách tính ngày trong chu kỳ kinh nguyệt thì làm thế nào? Quan hệ trong thời gian nào thì dễ thụ thai nhất và thời gian nào khó có khả năng thụ thai nhất? Em xin cảm ơn!
Trả lời:

Chào bạn.

Phương pháp tránh thai chỉ áp dụng cho những người có vòng kinh đều và vòng kinh không quá dài (chỉ khoảng từ 28 -30 ngày). Nếu kỳ kinh không đều và quá dài sẽ khiến phương pháp này có nguy cơ bị phá sản cao.

1. Nguyên lý:
- Noãn (trứng sau khi rụng) chỉ sống được 12 giờ nếu không thụ tinh sẽ chết. Do đó tính từ ngày phóng noãn lùi về sau 1 ngày và để chắc chắn hơn, lùi về sau 2 ngày sẽ không có khả năng thụ thai.
- Tinh trùng chỉ sống được 48 giờ: Quá ngày phóng noãn 3 ngày sẽ không có khả năng thụ thai.
- Điều quan trọng là phải xác định được ngày phóng noãn: Theo Knaaus và Ogino, ở người phụ nữ vòng kinh 28 ngày, noãn có thể rụng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 sau ngày đầu có kinh của chu kỳ trước; hay nói khác đi là vào ngày thứ 17 đến ngày thứ 12 của chu kỳ sau, 6 ngày ấy cộng thêm 3ngày về trước, và cộng thêm 2 ngày về sau gồm 11 ngày có khả năng thụ tinh, gọi là ngày không an toàn.
- Như vậy tính từ ngày đầu có kinh thì thời gian không an toàn được tính từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 và tính ngược lại là ngày thứ 20 đến ngày thứ 10 trước khi có kinh lại.
Về ý nghĩa tránh thai, vòng kinh 28 ngày được chia làm ba phần:
- Phần trước: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: an toàn tương đối
- Phần giữa: từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18: Ngày không an toàn
- Phần cuối: Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28: An toàn tuyệt đối
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hoàn toàn tán thành nhận định của 2 tác giả này vì cho rằng có thể phóng noãn mà không có kinh nguyệt, hoặc có những vòng kinh không phóng noãn; hoặc noãn có thể rụng bất cứ lúc nào; hoặc một chu kỳ có thể có nhiều noãn rụng. Nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng 75% trường hợp thì phát biểu của Knaaus va Oginolà đúng.
2. Áp dụng như thế nào:
- Với nguyên tắc là nửa thời kỳ sau của phóng noãn thời gian ít thay đổi so với nửa trước nên có thể lập một bảng tính sẵn theo các chu kỳ dài ngắn.
- Nếu vòng kinh có số ngày không đổi thì chỉ cần tra theo một dòng ngang ví dụ nếu vòng kinh của bạn đều đặn là 30 ngày thì ngày có khả năng rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 10 đến ngày thứ 20. 
- Nếu trong trường hợp vòng kinh có xê xích trong năm thì bạn có thể lấy chu kỳ ngắn nhất và chu kỳ dài nhất để tính như sau: Ví dụ: Chu kỳ ngắn nhất 26 ngày trừ đi 20 được 6 
 Chu kỳ dài nhất là 30 ngày trừ đi 10 được 20 như vậy khoảng thời gian không an toàn sẽ rơi vào khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 20.
3.Ưu điểm: 
Dễ phổ biến, dễ áp dụng, không cần phương tiện, không tốnkém, có thể áp dụng lâu dài, không hạn chế thời gian và không ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản.
4. Nhược điểm:
- Chỉ áp dụng cho người có vòng kinh đều hoặc xê xích không đáng kể.
- Tác dụng tránh thai không cao vì noãn có thể rụng bất thường. 
- Không thích hợp với những vợ chồng có tần xuất giao hợp cao.
- Không thể coi là biện pháp tránh thai trên diện rộng. 
Nếu bạn không thấy chắc chắn thì hãy dùng viên tránh thai hàng ngày hoặc dùng bao cao su.

Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Chuyên viên sản phụ khoa.


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline