Đau bụng kinh nên điều trị thế nào cho hiệu quả

Tôi bắt đầu có kinh nguyệt từ năm 13 tuổi. Đến năm 15 tuổi, kỳ kinh bắt đầu ổn định hơn, nhưng từ đấy, nó khiến tôi cảm thấy thật kinh khủng. Trong suốt 7 ngày đèn đỏ, tôi bị đau bụng quằn quại, thường xuyên phải dùng thuốc giảm đau, nhưng cứ khi nào dừng uống thuốc là lại đau trở lại. Thực ra tôi không muốn dùng thuốc, vì nó làm tôi hay cáu bẳn và nhạy cảm, dễ nổi nóng. Tôi cũng khá sợ vì thuốc làm giảm đau, nhưng biết đâu còn ảnh hưởng tới việc sinh con sau này. Dạo này thì cơn đau có ngắn đi, chỉ đau khoảng 2 ngày đầu chu kỳ, nhẹ nhàng hơn khi tôi còn bé, tuy nhiên, tôi vẫn rất sợ việc đau bụng, đau lưng, ói mửa và cáu gắt trong những ngày đó. Vậy có cách nào để hạn chế tình trạng này mà không lệ thuộc vào thuốc?
Trả lời:

Chào bạn.

Trước hết, chứng đau bụng kinh mà bạn đang gặp phải là một tình trạng khá phổ biến đối với phái nữ, nên bạn cần bình tĩnh và không nên lo lắng quá. Đau bụng kinh xuất phát từ việc cơ thể tiết ra quá nhiều prostaglandins khiến tử cung co bóp mạnh, gây đau đớn. Nguyên nhân của hội chứng này chủ yếu là do nội tiết tố, cũng có thể do độ tuổi, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Đúng như bạn nói, đau bụng kinh có xu hướng thuyên giảm khi phụ nữ trưởng thành, có thể chấm dứt hẳn sau khi mang thai.

Vì vậy, bạn nên lưu ý sửa đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình trong những ngày đèn đỏ. Hạn chế tối đa đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá, cà phê…, tăng cường rau củ quả xanh có nhiều vitamin khoáng chất. Bên cạnh đó, tập thể dục nhẹ nhàng và giữ cho tinh thần thoải mái, không căng thẳng, chườm nước ấm và mát xa bụng, lưng… cũng là những phương pháp dễ làm mà hiệu quả. Tuy nhiên, do bạn đã đau tới mức phải dùng thuốc, chúng tôi khuyến cáo chị em không nên lạm dụng thuốc giảm đau, có thể gây nhiều tác dụng phụ. Thay vào đó, có thể dùng thêm các sản phẩm có thành phần thảo dược như đan sâm, nga truật, sài hồ, đương quy, tâm lăng, hương phụ… 

Chúc bạn sớm khỏi bệnh

Chuyên gia sản phụ khoa.


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline