Đau bụng kinh có nguy hiểm không? – Chuyên gia giải đáp

Chào chuyên gia. Con gái tôi năm nay 16 tuổi. Cháu mới bắt đầu có kinh được hơn 1 năm. Lần nào đến tháng cháu cũng bị đau bụng kinh dữ dội. Tôi có đưa con đi khám thì bác sĩ bảo không có vấn đề gì. Tuy nhiên, tháng nào cháu cũng đau đến mức xanh xao mặt mày, không thể đi học được nên tôi rất lo lắng. Không biết tình trạng đau bụng kinh như vậy có nguy hiểm không? Hiện tại, tôi nên làm gì để giúp con cải thiện tình trạng bệnh? Xin cảm ơn chuyên gia. (Hồng Nhung, Bắc Giang).
Trả lời:

Chào bạn!

Để biết tình trạng đau bụng kinh của con gái bạn có nguy hiểm không, trước tiên bạn cần hiểu nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng đau bụng dưới ở phụ nữ trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh có rất nhiều triệu chứng: Đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau dữ dội ở bụng dưới; Ngực căng trướng, đầu ngực hơi đau; Đau lưng; Hoa mắt; Chóng mặt; Đầy bụng; Buồn nôn; Người mệt mỏi; Thường xuyên đi ngoài; Phân lỏng… Theo một số so sánh y khoa, cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt tương đương với một cơn đau tim nhẹ hay đau như gãy một chiếc xương sườn.

Nguyên nhân đau bụng kinh là do sự gia tăng hàm lượng prostaglandin (yếu tố gây viêm, gây đau) trong máu, đồng thời các cơ tử cung phải co thắt để đẩy máu kinh ra ngoài gây đau. Bên cạnh đó, có không ít trường hợp chị em bị đau bụng kinh do mắc các bệnh phụ khoa như: Viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…

Đau bụng kinh được phân thành đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát được định nghĩa là cơn đau bụng đơn thuần, không có bệnh lý vùng chậu. Đó là những cơn co thắt ở vùng bụng dưới, ở thời điểm trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh nguyên phát thường xảy ra ở thanh thiếu niên, khi mới có kinh nguyệt. Cơn đau kéo dài trong khoảng 8-72 giờ, dữ dội nhất trong ngày đầu hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ, có thể lan sang lưng và đùi.

Ngược lại, đau bụng kinh thứ phát là cơn đau do bệnh lý vùng chậu gây ra, phổ biến nhất là lạc nội mạc tử cung. Đau bụng kinh thứ phát thường là những cơn đau bụng kinh dữ dội.

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Với thắc mắc đau bụng kinh có nguy hiểm không, bạn cần xác định rõ loại đau bụng kinh mà con gái bạn đang mắc phải. Con gái bạn mới bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt được hơn 1 năm, tức là vẫn đang trong thời gian phát triển, nội tiết tố chưa ổn định, dễ gây ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Đau bụng kinh là một biểu hiện khá phổ biến ở độ tuổi này. Hơn nữa, bạn đã đưa con đi khám và bác sĩ kết luận cháu không mắc bệnh nào nguy hiểm, nên bạn có thể yên tâm vì khả năng cao con gái bạn chỉ bị đau bụng kinh nguyên phát. Triệu chứng sẽ cải thiện sau khoảng 1 – 2 năm, khi cháu đã trưởng thành.

Tuy nhiên, bạn không nên lơ là coi thường tình trạng đau bụng kinh của cháu. Nếu con gái bạn bị đau bụng kinh dữ dội kèm theo các triệu chứng đau đầu, người gầy sút và mệt mỏi, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, toát mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn,… thì cần đi khám lại cho kỹ bởi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm sau:

- Bệnh lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung hiện diện ở các vị trí khác, bên ngoài tử cung. Các mô nội mạc này vẫn tiếp tục phát triển dày lên và làm chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Máu từ các mô nội mạc chảy ra không đi ra ngoài theo đường âm đạo mà chảy ngược vào trong làm tổn thương cơ quan sinh sản và gây đau bụng kinh dữ dội, nếu không chữa kịp thời có thể gây vô sinh.

- Bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung, có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt với những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

- U nang buồng trứng

Đau bụng kinh cũng là dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng. Đây là khối u lành tính, nhưng nếu để lâu nó có thể cản trở quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ.

Làm thế nào để giảm đau bụng kinh

Phương pháp đơn giản nhất giúp giảm đau bụng kinh tức thì là chườm nước ấm. Bạn hãy giúp con gái mình đặt một miếng dán giữ nhiệt hay một chai nước ấm lên bụng. Nhiệt độ cao sẽ giúp cải thiện sự co thắt của các cơ trơn tử cung, cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng. Nếu quá đau, bạn có thể cho cháu uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu có thể chịu đựng thì không nên dùng thuốc giảm đau bởi việc sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng.

Về lâu dài, con gái bạn cần được tăng cường sức khỏe thể chất từ sâu bên trong bằng cách xây dựng lối sống khoa học. Cháu nên phân bố thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Trong chế độ ăn hàng ngày, nên tránh các thực phẩm mặn và có chứa chất kích thích, không uống rượu bia, không hút thuốc, thường xuyên massage bụng và lưng. Và đặc biệt, bạn đừng quên nhắc nhở con luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Những bộ môn như chạy bộ, đi bộ… vừa nhẹ nhàng lại giúp nâng cao thể lực, cải thiện chứng đau bụng kinh rất hiệu quả. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy đến gặp bác sĩ  để tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị phù hợp.

Chuyên gia sản phụ khoa


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline